【tỷ số sassuolo】Nhiều cách làm hay trong tuyên truyền pháp luật
Những năm qua,ềucchlmhaytrongtuyntruyềnphpluậtỷ số sassuolo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh được tích cực triển khai, với nhiều cách làm hay, đa dạng, đã góp phần đưa các chính sách, pháp luật nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Người dân tham dự một buổi tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy tại thành phố Vị Thanh.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Trưởng phòng Tư pháp huyện Châu Thành A, quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động PBGDPL. Đây là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, cũng là cầu nối để truyền tải pháp luật vào cuộc sống. Nhận thức được điều này, cùng với làn sóng phát triển của công nghệ thông tin, trong những năm qua, huyện tổ chức các hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc đổi mới hình thức tuyên truyền.
Cụ thể, trước đây, do chưa hướng dẫn đổi mới hình thức, nên khi có văn bản cần triển khai, các xã, thị trấn đều thực hiện bằng hình thức tuyên truyền trực tiếp là chủ yếu. Hạn chế của hình thức này, là số lượng người nghe có giới hạn, một số người dân mời nhưng không tham dự, về lâu dài tạo cảm giác nhàm chán. Vì vậy, hiện nay, việc triển khai các văn bản mới trên địa bàn huyện được thực hiện qua hình thức tuyên truyền miệng, biên soạn tài liệu dạng hỏi đáp, thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền qua mạng xã hội zalo…
“Phòng Tư pháp còn hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng 13 mô hình tuyên truyền pháp luật và hòa giải. Tiêu biểu như mô hình PBGDPL trong đồng bào tôn giáo, dân tộc tại thị trấn Bảy Ngàn và Cái Tắc; PBGDPL qua nhóm zalo gắn kết giữa tuyên truyền viên pháp luật và người dân tại xã Nhơn Nghĩa A… Đáng ghi nhận là, các mô hình đã và đang được triển khai mạnh mẽ”, bà Hồng cho biết.
Tại thành phố Ngã Bảy, những năm qua, trên cơ sở cụ thể hóa các kế hoạch của UBND tỉnh, đơn vị phối hợp các ngành và chỉ đạo xã, phường kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trên địa bàn. Đồng thời, củng cố các câu lạc bộ, các mô hình tuyên truyền phổ biến ở xã, phường, kể cả các ấp, khu vực. Theo ông Trần Minh Quang, Trưởng phòng Tư pháp thành phố, đến nay, trên địa bàn có nhiều mô hình hay như tuyên truyền trong đồng bào Công giáo; tuyên truyền cho người sau khi chấp hành cai nghiện về nơi cư trú; tổ tuyên truyền phổ biến pháp luật ở khu dân cư; thanh niên tuyên truyền pháp luật...
Còn theo ông Phạm Văn Mun, Trưởng phòng Tư pháp thành phố Vị Thanh, việc triển khai thi hành Luật PBGDPL đã tạo chuyển biến căn bản về hiệu quả của hoạt động này trên địa bàn, với việc huy động toàn hệ thống chính trị tham gia thực hiện. Bên cạnh chú trọng tuyên truyền, thành phố cũng quan tâm xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, có hiệu quả như: “Tổ hòa giải trong đồng bào dân tộc Khmer” ở xã Hỏa Lựu, “Hòa giải 5 tốt”, “Phụ nữ tuyên truyền pháp luật” ở xã Vị Tân…
Thông tin từ Sở Tư pháp tỉnh, đến nay, đội ngũ làm công tác tuyên truyền của tỉnh khá hoàn thiện. Toàn tỉnh hiện có 47 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 190 báo cáo viên cấp huyện, 1.072 tuyên truyền viên pháp luật. Ngoài việc duy trì các hình thức truyền thống như phổ biến trực tiếp, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tư vấn pháp luật… tỉnh còn đẩy mạnh tuyên truyền thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, trên môi trường mạng, qua các phiên tòa giả định và hội thi pháp luật trực tuyến.
Hiện, Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh, Cổng thông tin PBGDPL tỉnh và nhiều sở, ngành, địa phương đã cập nhật kịp thời các thông tin chính sách, quy phạm pháp luật mới. Nhiều trang thông tin điện tử của các sở, ngành còn xây dựng mục văn bản pháp quy kết nối với hệ thống văn bản pháp quy của Trung ương, bộ, ngành, tỉnh. Ngoài ra, Sở Tư pháp còn xây dựng các nhóm zalo kết nối công tác này với các địa phương mang lại hiệu quả tích cực.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, cho rằng, việc đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn các chính sách, pháp luật. Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả, chất lượng, trong đó chú trọng PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, tiếp tục duy trì thực hiện hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; chú trọng đổi mới công tác PBGDPL trong nhà trường, cũng như củng cố và nâng chất các mô hình pháp luật hiện hữu... giúp công tác này đi vào thực chất.
Bài, ảnh: B.B