Xử lý nghiêm các hành vi đưa khách vượt biên,ộcchiếnchốngđạidịbxh bd han quoc nhập cảnh trái phép | |
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây tổ chức cho 9 người nhập cảnh trái phép | |
Bắt giam 3 đối tượng tổ chức cho 9 người nhập cảnh trái phép |
Kể từ khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên tại Việt Nam ngày 23/1/2020 với hai trường hợp cha con người Trung Quốc, đến nay, Việt Nam trải qua 3 đợt dịch Covid-19 lớn với 1.548 ca mắc.
Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có hoạt động chống dịch hiệu quả nhất thế giới trong bối cảnh là nước có thu nhập trung bình thấp, đầu tư cho y tế còn nhiều hạn chế.
Lãnh đạo Bộ Y tế đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Quảng Ninh. |
Với hơn 1.548 ca mắc và 35 ca tử vong là bệnh nhân là người có bệnh lý nền nặng chứng minh số người mắc và tử vong do Covid-19 của chúng ta tương đối thấp so với các nước trên thế giới.
Từ khi ghi nhận ca mắc đầu tiên chúng ta đã có những quyết sách chiến lược, có chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ Trung ương tới địa phương, có sự quyết tâm và đồng thuận của các cấp ủy đảng, của Chính phủ, các bộ, ban, ngành và toàn thể nhân dân trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và đã đạt được một số kết quả ban đầu trong việc chiến thắng giặc Covid-19.
Đã có nhiều biện pháp quyết liệt lần đầu tiên được áp dụng trong công tác phòng chống dịch như áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc vào tháng 4/2020; hạn chế nhập cảnh, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài về; truy vết người tiếp xúc trên diện rộng…
Một trong những thành công lớn nhất của Việt Nam là việc thực hiện kiên trì năm nguyên tắc, bốn phương châm trong chống dịch. Trong đó, việc cách ly tập trung trên diện rộng với thời gian 14 ngày tất cả các trường hợp nhập cảnh về Việt Nam là nỗ lực rất lớn của chúng ta nhằm kiểm soát các nguồn có nguy cơ mắc bệnh.
Trong một năm qua, virus SARS-CoV-2 đã có những biến thể mới, trong đó, biến thể từ Anh đã lây lan ra 50 nước và vùng lãnh thổ. Biến thể được phát hiện tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 23 nước và vùng lãnh thổ.
Trước những biến thế mới của chủng virus SARS-CoV-2 có khả năng xâm nhập vào Việt Nam, Ban Chỉ đạo thống chủ trương chung là hạn chế tối đa chuyến bay từ nước ngoài về để ngăn chặn nguy cơ dịch xâm nhập.
Với các chuyến bay giải cứu, các công dân, chuyên gia vào Việt Nam phải được cách ly tập trung và đặc biệt là quản lý sau thời gian cách ly nghiêm ngặt, với tinh thần cảnh giác cao nhất khi chưa có những nghiên cứu và kết luận cụ thể về biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Việt Nam đã hoàn thiện cập nhật hệ thống quản lý thông tin về dịch Covid-19 và thông tin về những người nhập cảnh. Hệ thống sẽ ghi nhận thông tin ngay khi công dân, chuyên gia đăng ký với cơ quan ngoại giao Việt Nam và Hàng không để về nước. Hệ thống thông tin đã hoàn thiện và trở thành một vòng giám sát y tế khép kín với người nhập cảnh.
Dù đã chiến thắng bước đầu khi khống chế thành công dịch Covid-19 song các chuyên gia y tế đang khá lo ngại khi trong giai đoạn hiện nay nguy cơ dịch xâm nhập cao nhất từ đường mòn, lối mở qua nhập cảnh trái phép, yêu cầu cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, tăng cường truy vết để phát hiện các đường dây đưa người Việt Nam từ nước ngoài về trái phép.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, các địa phương có đường biên tăng cường hơn công tác phối hợp giữa quân đội, công an, dân phòng và đặc biệt chính quyền cơ sở trong phát hiện trường hợp nhập cảnh trái phép. Tất cả mọi trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly tập trung 14 ngày, không có trường hợp ngoại lệ, trừ trường hợp ngoại giao đặc biệt phải có sự đồng ý của Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho hay, những ngày qua Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã tổ chức đoàn kiểm tra về công tác nhập cảnh, cách ly và giám sát y tế trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 đối với chuyên gia, công dân Việt Nam nhập cảnh tại các tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Lào Cai, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Cần Thơ và Quảng Ninh.
Theo đoàn kiểm tra, hiện nay, các cơ sở cách ly đã thực hiện các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tổ chức. Tuy nhiên, còn một số điểm cần lưu ý đối với cách ly y tế tập trung. Đầu tiên là một số nơi vẫn chưa lấy mẫu ngay ngày đầu sau khi đến khu cách ly.
Việc tổ chức cách ly và thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm giữa các khu vực trong khu cách ly tập trung (một số nơi) chưa tốt, thí dụ như vẫn để tập trung các suất ăn tại hành lang tầng cách ly (thay vì để tại cửa từng phòng để hạn chế tối đa tiếp xúc trong khu cách ly). Tổ chức giám sát y tế 14 ngày sau khi kết thúc cách ly tập trung chưa chặt chẽ.
Đoàn kiểm tra đã đề nghị các đơn vị tiếp tục tập huấn, phổ biến các hướng dẫn cách ly y tế; tăng cường kiểm tra, giám sát, rà soát công tác cách ly y tế bảo đảm thực hiện đúng các nội dung chuyên môn phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh thông tin truyền thông và phối hợp liên ngành thực hiện tốt công tác cách ly y tế; xử phạt nghiêm các tổ chức/cá nhân vi phạm quy định cách ly y tế.
Bộ trưởng Y tế đề nghị, mỗi địa phương đều cần phải thiết lập ngay phòng xét nghiệm khẳng định Covid-19, để không phải chuyển mẫu về tuyến trên, bảo đảm chính xác truy vết, khoanh vùng, cách ly kịp thời, hiệu quả.
Về phía các cơ sở y tế theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, hiện nay, vẫn còn 14 bệnh viện xếp ở mức bệnh viện không an toàn. Với tiêu chí phòng khám an toàn, hiện vẫn còn 53% phòng khám chưa thực hiện đánh giá, đăng ký phần mềm trực tuyến mà Cục đã cung cấp.
Nhân lực cho hồi sức cấp cứu và điều trị tích cực còn mỏng. Do đó Phó Cục trưởng đề nghị các địa phương tiếp tục cử đào tạo bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức cấp cứu, để chủ động trong tình huống dịch xảy ra tại địa phương mình.
“Hiện có 60 bệnh viện thực hiện xét nghiệm Covid-19, tuy nhiên con số này chưa đạt yêu cầu so với gần 200 bệnh viện đa khoa, trung tâm tuyến tỉnh trên toàn quốc”, ông Khoa nêu.
Chỉ huy cuộc chiến Covid-19 từ những ngày đầu tiên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, các trường hợp nhập cảnh vẫn ghi nhận từ các chuyến bay giải cứu.
"Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép không được phát hiện hoặc phát hiện muộn, sắp tới Tết âm lịch, nên việc đi lại, nhu cầu về nước của công dân rất lớn, do đó nguy cơ ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 luôn hiện hữu", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu.
Do đó, để kiểm soát dịch, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan cần tiếp tục và tăng cường các biện pháp theo chiến lược xuyên suốt từ ban đầu là: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả.
Phó Thủ tướng yêu cầu, trước hết là phải ngăn chặn triệt để nguồn bệnh từ nước ngoài vào, kiểm soát chặt chẽ nhập cảnh. Ngoài lực lượng biên phòng, công an thì toàn dân cần tham gia ngăn chặn nhập cảnh trái phép qua đường bộ, đường thủy.
Bên cạnh đó theo Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, các gia đình cần vận đọng người thân ở nước ngoài thực hiện các quy định của nước sở tại, nếu thực sự cần phải về nước thì về qua các cửa khẩu chính thức và thực hiện cách ly theo quy định. Ngoài ra, nhân dân trong cả nước khi phát hiện có người có dấu hiệu từ nước ngoài về cần báo với y tế, công an, chính quyền cơ sở, vì nếu chúng ta để lọt mầm bệnh vào cộng đồng rất nguy hiểm.
"Ngoài ra, xã hội cần luôn ý thức là dịch bệnh đang rình rập. Nếu chúng ta lơi lỏng để dịch bệnh bùng phát, lan rộng thì hệ thống y tế nước ta không thể chịu nổi và toàn bộ nỗ lực phát triển kinh tế sẽ đổ bể. Cần thực hiện rất nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế, tất cả cơ sở từ y tế trường học đến giao thông, lưu trú, nhà máy, xí nghiệp phải thực hiện rất nghiêm khuyến cáo phòng chống dịch", Phó Thủ tướng Chính phủ nêu.
Một năm trước (23-1-2020), thế giới ghi nhận 846 ca mắc, trong đó có 25 ca tử vong, có bảy nước ghi nhận có ca mắc. Một năm sau, tính đến 6 giờ sáng ngày 23-1-2021 đã có hơn 98,6 triệu người mắc, trong đó có hơn 2,1 triệu người tử vong do Covid-19. Dịch đã lan ra khắp thế giới tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số bệnh nhân Covid-19 hồi phục là gần 69 triệu người và còn hơn 25 triệu bệnh nhân đang điều trị, trong đó khoảng 112 nghìn trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch. |