CHÚ TRỌNG CHĂM SÓC
Gia đình ông Lê Thanh Viễn ở xã Lộc Thuận,ng dbxh nhat anh huyện Lộc Ninh có vườn sầu riêng bước sang năm thứ 7. Giai đoạn này, ông thường xuyên thăm vườn, tập trung chăm sóc, từ tưới nước đến bón phân hợp lý. Ông Viễn cho biết, thời tiết năm nay không thuận lợi, mưa nhiều nên việc chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa cũng vất vả hơn.
Vườn sầu riêng thường xuyên được ông Lê Thanh Viễn chú ý chăm sóc
Thời tiết bất thường nên nếu không để ý, sầu riêng sẽ chỉ ra đọt lá non mà không nhú mầm hoa (hay còn gọi là nhú mắt cua), làm ảnh hưởng năng suất. Ông Viễn chia sẻ: Nếu thấy cây sầu riêng ra đọt nhiều là phải có biện pháp hãm lại. Vì nếu ra đọt nhiều, cây sẽ không ra mầm hoa được. Cây sầu riêng muốn ra hoa đậu trái tốt thì phải kết hợp nhiều yếu tố, như thời tiết thuận lợi, chăm sóc đúng kỹ thuật, cây khỏe...
Chỉ cho chúng tôi một số mầm hoa đã rơi vào trạng thái “ngủ đông”, ông Viễn cho hay, những mầm hoa chuyển sang màu đen là hỏng rồi và sẽ ảnh hưởng năng suất cây trồng.
Theo các nông hộ, thời điểm này, cây sầu riêng thường xuất hiện rệp sáp, rầy xanh phá hoại hoa nên nông dân phải theo dõi tình trạng sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. “Ngày nào tôi cũng thăm vườn, vì đây là thời điểm giao mùa nên sâu rầy tấn công nhiều. Phải xịt thuốc nấm, thuốc rầy liên tục, nếu không kịp thời xử lý sẽ rất khó trị. Nông dân chúng tôi lo lắng nhất khi thời tiết không thuận lợi, trái sầu riêng dễ bị hư thối” - anh Mai Xuân Thắng, xã Lộc Thuận cho biết. Do vậy, nông dân không chỉ tuân thủ chu kỳ chăm sóc mà còn chú trọng chăm cây khỏe, đảm bảo đủ sức nuôi trái, đạt sản lượng từ 1-2 tạ trái/cây.
NÂNG CAO KỸ THUẬT
Anh Nguyễn Văn Thành ở xã Lộc Thái, huyện Lộc Ninh chia sẻ: Sau giai đoạn nhú mắt cua, sầu riêng sẽ bắt đầu ra hoa rồi xả nhụy, nuôi trái. Đây là giai đoạn quan trọng nhất vì vụ mùa được hay mất nằm ở kỹ thuật chăm sóc của người trồng. Đồng thời phải kết hợp bón phân, tưới nước phù hợp… để cây đủ sức nuôi trái.
Mưa nhiều theo từng đợt dễ khiến mầm hoa sầu riêng rơi vào trạng thái “ngủ đông”. Vì vậy, nông dân phải thường xuyên thăm vườn và có biện pháp chăm sóc phù hợp để cây đạt năng suất cao
Sầu riêng không chỉ cần đạt sản lượng mà chất lượng trái cũng được nông dân hết sức quan tâm và ngày càng chú trọng nâng cao kỹ thuật chăm sóc. “Trái sầu riêng đều, đẹp, chắc múi thì đương nhiên bán sẽ được giá hơn. Nông dân cái gì cũng có thể làm được, quan trọng là có chịu học hỏi không” - anh Thành tự tin. Ngoài học hỏi lẫn nhau, nông dân còn tìm hiểu qua sách báo, internet về cách chăm sóc sầu riêng. “Quá trình thăm vườn nếu thấy sầu riêng có biểu hiện lạ là mình phải tìm cách xử lý ngay. Hỏi những người trồng xung quanh không có cách, thì mình hỏi các hội, nhóm trên mạng xã hội để tìm phương pháp xử lý hiệu quả” - anh Thành cho biết thêm.
Chăm sóc cây sầu riêng là một quá trình gồm rất nhiều kỹ thuật, muốn đạt năng suất, chất lượng thì phải quan tâm từ khâu đầu tiên, bắt đầu ngay sau khi thu hoạch. Bà con nông dân phải quan tâm đến từng kỹ thuật, không bỏ qua khâu này mà chú trọng khâu kia. GS, TS TRẦN VĂN HÂU, chuyên gia nông nghiệp Trường đại học Cần Thơ |
Để hỗ trợ nông dân, ngành chức năng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng với sự chia sẻ của các chuyên gia nông nghiệp. Qua đó, nông dân có thêm kinh nghiệm xử lý sâu bệnh cũng như hiểu biết thêm về quy trình chuẩn để việc chăm sóc cây trồng trở nên dễ dàng và hiệu quả.
Với việc áp dụng đầy đủ quy trình và kỹ thuật chăm sóc, nông dân trồng sầu riêng mong muốn thời tiết sẽ thuận lợi để việc chăm sóc đỡ vất vả và mùa vụ bội thu, trái đạt chất lượng cao.