(HGO) - Sáng ngày 25-6,Đẩynhanhtiếnđộgiảingnvốnđầutưcngvaynướanh vs brazil Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công vay nước ngoài của Chính phủ năm 2020. Chủ trì chỉ đạo hội nghị có Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà. Tại điểm cầu tỉnh, có lãnh đạo Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước và ngành, phòng, ban liên quan.
Đại biểu tham dự tại điểm cầu Hậu Giang.
Theo Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, do đó các dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, tỷ lệ giải ngân cao gấp 3,6 lần so với mức cùng kỳ năm 2019, tương đương 7.427 tỉ đồng. Nhưng so với kết quả giải ngân của nguồn vốn đầu tư công trong nước thì tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài vẫn còn thấp (tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong nước kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước đạt khoảng 28,2%).
Tính đến ngày 24-6-2020, giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành, địa phương là 7.427 tỉ đồng, đạt 13,1% so với dự toán giao, trong đó 3 bộ giải ngân đạt trên 20% là so với kế hoạch vốn là Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế. Giải ngân đối với các địa phương là 4.611 tỉ đồng, đạt 11,9% so với dự toán giao, trong đó có 14 địa phương giải ngân đạt trên 20% kế hoạch. Đối với giải ngân kế hoạch vốn năm 2019 là 7.198 tỉ đồng, trong đó giải ngân của các bộ, ngành là 2.425 tỉ đồng và số giải ngân của các địa phương khoảng 4.773 tỉ đồng (xấp xỉ bằng số giải ngân theo kế hoạch vốn năm 2020).
Nguyên nhân tác động đến tình hình thực hiện và giải ngân vốn là do tác động ảnh hưởng Covid-19. Khó khăn trong đầu tư, điều chỉnh tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn, cam kết trong hiệp định làm ảnh hưởng thời gian thực hiện, công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu…
Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, dự toán 2020 được giao rất sớm, ngay từ đầu năm. Nhưng theo đánh giá cho đến nay, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện phân bổ hết dự toán đầu tư cho từng dự án, cũng như chưa nhập vào hệ thống Tabmis. Hiện tỷ lệ nhập vào Tabmis là 85% dự án Chính phủ giao, trong đó các bộ là 82%, địa phương là 86,4%. Mặc dù tiến độ giải ngân có tiến bộ hơn những năm trước nhưng còn những khó khăn, vướng mắc. Một số dự án chậm do vướng giải phóng mặt bằng, thanh toán. Do đó, cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công có vốn vay nước ngoài.
Theo đó, phân bổ, phân khai vốn đầu tư có vốn nước ngoài, nếu bộ, ngành nào thấy không sử dụng vốn nước ngoài năm 2020, thì có tổng hợp báo cáo giảm dự toán. Chủ động điều chỉnh, trong các dự án thuộc bộ, ngành, địa phương để có thanh toán cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu thanh toán vốn nước ngoài và trong nước. Rà soát thủ tục đầu tư, trên cơ sở đó đối với các dự án phải đàm phán với các nhà tài trợ thì phối hợp với Bộ Tài chính và địa phương để thực hiện. Đề nghị chủ động trong giải phóng mặt bằng, triển khai đấu thầu, thanh quyết toán. Phối hợp với Bộ Tài chính, nhà tài trợ giải ngân rút vốn. Phối hợp với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước trong việc ghi thu, ghi chi…
Tin, ảnh: T.XOÀN