Chiều 22/10,Đềxuấtrútngắnthờigianđóthuỵ điển vs Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020; việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 2 năm 2019-2020.
Cố định đóng BHXH trong 20 năm là “thiếu linh hoạt”
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, một trong những nhu cầu quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải khẩn trương xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, kèm theo đó là Luật về việc làm.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ |
Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu sửa sớm thì sẽ quản lý tốt hơn số lượng người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Với quy định hiện nay, người lao động đóng BHXH 20 năm mới được hưởng chế độ hưu trí và điều kiện để rút một lần rất dễ dàng.
Ông nhắc lại Nghị quyết 28 Trung ương khóa XII có đề cập đến việc phải rút ngắn thời gian đóng BHXH theo hướng có thể giảm thời gian đóng xuống 15 năm, thậm chí có thể tiến tới chỉ đóng 10 năm.
Khi người lao động chỉ đóng BHXH từ 10 - 15 năm, họ còn theo đuổi tiền lương hưu về già. Trong khi đó, nếu rút BHXH một lần, họ chỉ được hưởng phần của mình đóng là chính (trong BHXH có phần của người lao động đóng, có phần của người sử dụng lao động đóng). Do vậy, việc rút ngắn thời gian đóng BHXH sẽ hạn chế được tình trạng rút BHXH một lần.
“Việc hưởng BHXH một lần là nhu cầu chính đáng, thực tế khách quan của người lao động. Nghị quyết đã có rồi, rút ngắn thời gian đóng mà vẫn được hưởng thì chắc chắn người lao động sẽ tham gia ở lại nhiều hơn”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
ĐB Cao Mạnh Linh (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH là 33%, dù vượt kế hoạch đề ra nhưng tốc độ phát triển đối tượng tham gia vẫn thấp so với kỳ vọng. Theo báo cáo, có tới 151.000 tổ chức cá nhân chưa tham gia, 388.000 lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc, nên cần phải xem xét, đánh giá tổng thể toàn diện để đảm bảo tính bền vững hơn.
Nguyên nhân là do một bộ phận người lao động chưa thấy hết lợi ích của việc tham gia BHXH. Đặc biệt, quy định về thời gian đóng BHXH khá cứng, cố định trong 20 năm là “thiếu linh hoạt” khiến người tham gia bảo hiểm chưa thực sự an tâm, do thời gian đóng quá dài, nhất là người lao động ngoài quốc doanh.
Vì vậy, ông Linh đề nghị cần nghiên cứu hoàn thiện chủ trương, giảm thời gian đóng từ 20 năm xuống 15 năm để thu hút người lao động.
Lúc nào cũng cường điệu “vỡ quỹ” nhưng kết dư tương đối tốt
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ rõ nguyên tắc BHXH là đóng - hưởng. Hiện Quỹ BHXH tăng, nhưng đánh giá của ngân hàng thế giới từ năm 2030 trở ra bắt đầu giảm. Cho nên, phải kéo tuổi nghỉ hưu lên với nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi, có lộ trình đến năm 2030 - 2035.
“Cho nên, số quỹ dư nhưng mà lo. Nếu vỡ thì rối loạn ngay và trách nhiệm nhà nước rất lớn. Và trong số dư này thì phải đầu tư nhưng nguyên tắc là đầu tư phải sinh lời, an toàn”, Bí thư Hà Nội lưu ý.
Ông Dũng cho hay, những năm gần đây, quyết định của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam đầu tư vào trái phiếu chính phủ, vì an toàn nhất. Hướng đầu tư nữa là gửi vào ngân hàng nhưng ngắn hạn thôi.
Theo Bí thư Hà Nội, quỹ này kết dư lớn không lo vỡ nhưng đang tiềm ẩn bị giảm quỹ và nếu không làm tốt, hỏng cả quỹ thì người về hưu lấy đâu ra kinh phí mà trả.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung |
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, nói BHXH lúc nào cũng cường điệu là “vỡ quỹ” nhưng mấy năm qua kết dư tương đối tốt, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn… được chi cơ bản rất tốt.
Trong chính sách trụ cột an sinh xã hội có BHXH và BHYT, là lưới an sinh rất quan trọng trong đảm quyền công dân để thụ hưởng.
Bộ trưởng cho hay, thời gian qua Chính phủ và các cơ quan đánh giá là có kết quả bước đầu, khi Nghị quyết 28 đưa ra, phấn đấu tỉ lệ tham gia bảo hiểm bắt buộc là 50% và đến nay đạt 33,5%. Còn phát triển bảo hiểm tự nguyện vượt bậc từ 2008 - 2019 phát triển 250.000 người, nhưng 2 năm qua phát triển gần 1,3 triệu người.
Tuy nhiên, Bộ trưởng băn khoăn về tình trạng mấy trăm nghìn DN trốn đóng, chậm đóng BHXH, tỉ lệ chây ì khó thu hồi là trên 3.000 tỉ, tỉ lệ nợ khó khăn khó đòi là 8.000 tỉ đồng.
Báo cáo thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, đến hết năm 2020, tổng số kết dư của Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ước đạt gần 953.078 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ Ốm đau, thai sản là 13.472 tỷ đồng; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là 54.089 tỷ đồng; Quỹ Hưu trí, tử tuất là 794.920 tỷ đồng và Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là 90.597 tỷ đồng.Ủy ban Xã hội cho rằng, các quỹ có tính chất ngắn hạn về cơ bản đều bảo đảm khả năng chi trả, có kết dư lớn và còn có chế độ, chính sách liên quan đến các quỹ này chưa được thực hiện. Về Quỹ Hưu trí, tử tuất, mặc dù vẫn đang kết dư lớn, song cần tính toán thận trọng, kỹ càng hơn trong việc bảo đảm cân đối trong dài hạn, nhất là với sự thay đổi về đặc điểm của quy mô và cơ cấu dân số (tốc độ già hóa dân số).