【bảng xếp.hạng bundesliga】Quy định về “lãnh thổ Hải quan” là cần thiết

quy dinh ve lanh tho hai quan la can thiet

Lực lượng Hải đội 1 tuần tra,địnhvềlãnhthổHảiquanlàcầnthiếbảng xếp.hạng bundesliga kiểm soát trên vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc. Ảnh: Thịnh Hưng

Làm rõ khái niệm lãnh thổ hải quan

Về ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc nội hàm và sự cần thiết của việc giải thích khái niệm “lãnh thổ hải quan”, bởi khái niệm lãnh thổ hải quan chỉ được quy định tại Điều 2 (phạm vi điều chỉnh) và giải thích tại Điều 4; một số điều khác có quy định liên quan đến lãnh thổ hải quan nhưng không bao hàm khái niệm “lãnh thổ hải quan” (Điều 7, Điều 9). Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, khái niệm này cũng chưa liệt kê đầy đủ các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam. Hơn nữa, trong Luật cũng đã có khái niệm địa bàn hoạt động hải quan (Điều 7) với các quy định khá rõ phạm vi hoạt động, quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng Hải quan

Giải trình vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật Biển Việt Nam thì Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Theo Luật Biên giới quốc gia thì biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải; Luật Biển Việt Nam quy định lĩnh vực hải quan là một trong những lĩnh vực mà Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

Khái niệm “Lãnh thổ hải quan” quy định tại Khoản 25 Điều 4 Dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) là phạm vi không gian mà Luật Hải quan có hiệu lực áp dụng, theo đó ngoài các khu vực trong lãnh thổ quốc gia còn có những khu vực thuộc quyền tài phán nằm ngoài lãnh thổ quốc gia như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam... Tại những nơi đó Luật Hải quan được áp dụng để điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến hải quan. Khái niệm này được kế thừa quy định của Luật hiện hành.

Hơn thế nữa, quy định về “lãnh thổ hải quan” là quy định mà hầu hết các nước đều lựa chọn để thống nhất về quản lý hải quan của mình. Ví dụ: Luật Hải quan Pháp, Luật Hải quan Indonesia... Trong điều kiện hội nhập kinh tế của nước ta, nội dung quy định này nhằm khẳng định quyền chủ quyền của nhà nước ta về hải quan tại những khu vực như trên là cần thiết.

Bên cạnh đó, quy định này còn là căn cứ pháp lý để đàm phán các vấn đề có liên quan đến hải quan nhất là các khu vực nhạy cảm, chồng lấn với các nước đối tác và làm căn cứ để các cơ quan khác của nhà nước xử lý các vấn đề có liên quan đến hải quan tại các khu vực không có địa bàn hoạt động hải quan hoặc các khu vực nằm ngoài lãnh thổ quốc gia. Quy định này không làm thay đổi địa bàn hoạt động hải quan quy định trong Dự thảo Luật. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị được giữ như Dự thảo.

Phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu

Ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng quy định lực lượng Hải quan tiếp tục truy đuổi để áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp này là mâu thuẫn với quy định tại khoản 2 Điều 91, theo đó ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp hoặc chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới...

Giải thích vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, qua thực tiễn hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của cơ quan Hải quan cho thấy, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới ngày càng được các đối tượng thực hiện bằng nhiều biện pháp, thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Việc đấu tranh nhằm ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật hải quan cần phải được thực hiện kịp thời, đồng thời cần sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng.

Vì vậy, để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới, kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật hải quan, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này cần giao trách nhiệm chủ trì xử lý cho cơ quan Hải quan đối với trường hợp cụ thể này. Dự thảo cũng đã quy định khi cơ quan Hải quan tiến hành truy đuổi thì đồng thời thông báo cho cơ quan chức năng (Công an, Quản lý thị trường,…) trên địa bàn biết để phối hợp ngăn chặn, xử lý là bảo đảm thống nhất với quy định tại khoản 2 Điều 91 Dự thảo. Do đó, xin được giữ như Dự thảo.

Về việc truy đuổi trên biển (Khoản 2 Điều 93), có ý kiến đại biểu cho rằng quy định tại khoản 4 Điều 91 thẩm quyền kiểm soát của cơ quan Hải quan tại vùng tiếp giáp lãnh hải là không khả thi và chồng chéo với các lực lượng khác trên biển như Cảnh sát biển, Biên phòng, Hải quân; quy định tại khoản 2 Điều 93 về việc Hải đội kiểm soát trên biển được dừng, truy đuổi phương tiện vận tải nước ngoài trên vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là chưa phù hợp với Luật Biển Việt Nam và mâu thuẫn với khoản 4 Điều 91 Dự thảo

Phân tích vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Biển Việt Nam thì Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. Đồng thời khoản 1 Điều 47 Luật Biển Việt Nam cũng quy định "lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác".

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 48 Luật Biển Việt Nam cũng quy định: Phạm vi trách nhiệm cụ thể của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thực hiện theo quy định của pháp luật. Và việc truy đuổi tàu thuyền nước ngoài được quy định tại Điều 41 của Luật Biển Việt Nam.

Do đó, khoản 4 Điều 91 Dự thảo luật quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong việc tuần tra, kiểm soát trên biển tại vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải là cần thiết và phù hợp với các quy định nêu trên, góp phần cùng với các lực lượng khác ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên cùng biển, bảo đảm an ninh quốc gia và an ninh kinh tế. Khoản 2 Điều 93 Dự thảo Luật chỉ quy định về thẩm quyền truy đuổi, dừng phương tiện vận tải; còn phạm vi hoạt động trên biển của cơ quan Hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 91 Dự thảo nên các quy định này không mâu thuẫn. Vì vậy, Bộ Tài chính cũng đề nghị được giữ như Dự thảo.

Các nội dung mà Bộ Tài chính tiếp thu, chính lý ý kiến của UBTVQH bao gồm: Địa bàn hoạt động hải quan (Điều 7), Giám sát thi hành pháp luật (Điều 11), Hệ thống tổ chức hải quan (Điều 14), Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan (Điều 17), việc áp dụng cơ chế một cửa quốc gia (Điều 25, Điều 35), kiểm tra sau thông quan (Điều 79), áp dụng một số biện pháp nghiệp vụ của lực lượng hải quan để phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại (Điều 91, 92, 93)

Có 6 nội dung mà Bộ Tài chính giải trình, đó là: Khái niệm lãnh thổ hải quan (Điều 4), nhiệm vụ của Hải quan (Điều 12), hồ sơ hải quan, (Điều 24) xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan (Điều 28), trách nhiệm phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cửa khẩu (Điều 35 và Điều 67), phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 91, 93).

Thu Trang

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
下一篇:'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau