Xem video:
Lấy bằng lái ô tô là một cột mốc quan trọng trong đời của nhiều người,ôgáituổikhôngtaythiđỗbằngláiôtôsaunămnỗlựlee man fc vs nhưng với cô Jilumol M Thomas (32 tuổi), sinh ra ở huyện Idukki, thuộc bang Kerala, Ấn Độ, nó còn mang lại ý nghĩa lớn lao thay đổi cuộc sống của bản thân.
Cô Jilumol sinh ra đã không có cả hai tay và phải tập luyện để biến đôi chân thay thế bàn tay. Hiện cô đang làm việc tại một công ty tư nhân với vai trò là nhà thiết kế đồ họa ở Kochi, một thành phố cảng lớn ở miền tây nam Ấn Độ, cách xa nhà bố mẹ đẻ. Từ lâu, cô gái trẻ này đã mơ ước có thể tự lái ô tô bằng đôi chân của mình để vượt đường xá xa xôi về thăm nhà.
Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành ở Ấn Độ không cho phép cô Jilumol thực hiện ước mơ. Cách đây 5 năm, khi lần đầu xin thi bằng lái xe, cô đã bị chính quyền từ chối.
Không chịu từ bỏ mong muốn được lái ô tô, cô Jilumol đã kiến nghị lên Ủy ban nhà nước về người khuyết tật để về trường hợp của mình. Ủy ban đã ghi nhận trường hợp này và yêu cầu chính quyền địa phương tìm giải pháp khắc phục.
Sau khi nghiên cứu vấn đề, cơ quan chức năng đã đề xuất một số thay đổi trên ô tô để phù hợp với người khuyết tật mất tay như cô Jilumol. Nhưng khó khăn vẫn chưa dừng lại khi không có một công ty địa phương nào nhận việc này. Cuối cùng, một công ty cơ khí ở Kochi đã nhận lời giúp Jilumol và họ tiến hành bắt tay vào cải tiến các chi tiết bên trong chỗ ngồi lái của chiếc Suzuki Celerio đời 2018.
Chiếc xe hatchback cỡ A này đã phải mất khoảng 1 năm để điều chỉnh lại ghế ngồi, nâng cô Jilumol lên cao hơn. Tiếp đến phần quan trọng nhất là hai bàn đạp ga và phanh được kéo về gần vô-lăng để cô gái có thể điều khiển dễ dàng bằng chân trái, còn chân phải "vần" vô-lăng. Bên cạnh đó, các tính năng điều chỉnh âm thanh, đàm thoại được chuyển đổi sang điều khiển bằng giọng nói,...
Sau khi hoàn thiện những sửa đổi, cô Jilumol đã vượt qua bài kiểm tra ban đầu dành cho người học lái xe vào tháng 3 năm nay. Vào tháng 11 mới đây, cô đã vượt qua bài kiểm tra lái xe thực tế trên chiếc Maruti Celerio, kết thúc nỗ lực không ngừng nghỉ suốt hơn 5 năm để đạt được ước mơ lái ô tô của mình.
Cô Jilumol có lẽ là người đầu tiên ở Ấn Độ lấy được bằng lái xe theo cách này và giấy phép lái xe do chính Thủ hiến bang Kerala trao cho cô cũng là cột mốc mở ra hy vọng cho nhiều người khuyết tật có hoàn cảnh tương tự.
Theo Cartoq
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Con trai 43 tuổi cải trang thành phụ nữ để đi thi bằng lái hộ mẹThấy mẹ thi đến 3 lần mà vẫn không thể lấy được bằng lái xe, anh con trai đã quyết định giả dạng để đi thi hộ.