当前位置:首页 > Cúp C1

【kêt qua u23】Phú Thọ: Phát triển hạ tầng số theo hướng đồng bộ

Thời gian qua,úThọPháttriểnhạtầngsốtheohướngđồngbộkêt qua u23 Phú Thọ thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy hạ tầng số và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 

phu tho 1.jpg

Người dân thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập truy cập dịch vụ công trực tuyến bằng thiết bị điện thoại thông minh.

Hạ tầng số được quan tâm, đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh hiện nay cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu kết nối, sử dụng dữ liệu của chính quyền, người dân.

Về hạ tầng kết nối, mạng thông tin di động đã được đầu tư phát triển tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Thiết bị thông minh phát triển mạnh đang dần thay thế các thiết bị 2G, tỉ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt trên 80%; tỉ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt trên 72%.

Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh tập trung chuyển hướng đầu tư, phát triển hạ tầng điện toán đám mây, các nền tảng số, hệ thống trang thiết bị thông minh hóa hạ tầng phục vụ xây dựng đô thị thông minh và phát triển kinh tế số, xã hội số.

Ông Đặng Việt Hải - Giám đốc VNPT Phú Thọ cho biết: “VNPT Phú Thọ chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông số; xây dựng, triển khai hiệu quả các phần mềm, giải pháp công nghệ thông tin và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Trong đó, hạ tầng viễn thông phát triển theo hướng hạ tầng số là yếu tố hàng đầu để triển khai công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số.

Do đó, VNPT Phú Thọ đã tập trung xây dựng và củng cố hạ tầng mạng viễn thông, đến nay mạng Internet cáp quang VNPT và mạng Internet di động Vinaphone đã triển khai đến 100% các xã, phường, thị trấn của tỉnh. Đồng thời VNPT Phú Thọ đã xây dựng và vận hành hiệu quả mạng truyền số liệu diện rộng của tỉnh để kết nối dùng riêng cho 100% cơ quan Nhà nước các cấp...”.

Hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh được duy trì đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu kịp thời, hiệu quả giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh với các cơ sở dữ liệu trung ương.

Trung tâm điều hành thông minh IOC của tỉnh hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; đảm bảo đầy đủ các điều kiện để tích hợp liên thông với trung tâm điều hành của Chính phủ.

Tính đến hết tháng 6/2023, toàn tỉnh có trên 1.970 dịch vụ công trực tuyến cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia trên 1.110 dịch vụ.

Hệ sinh thái số doanh nghiệp và cá nhân được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp công nghệ số như hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số, chứng thư số, quản lý bán hàng, kê khai bảo hiểm xã hội, quản trị nhân sự...

Bà Vũ Thu Phượng - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại và Dịch vụ Hải Phượng, thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba cho biết: “Công ty chúng tôi chuyên về thiết kế, thi công biển quảng cáo, sản xuất sản phẩm từ gỗ.

Hạ tầng số, công nghệ thông tin của tỉnh được hoàn thiện giúp Công ty thuận lợi hơn trong hoạt động và giao dịch dựa trên các nền tảng ứng dụng.

Đặc biệt việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước mang lại tiện ích, người dân, doanh nghiệp có thể tra cứu kịp thời, chính xác thông tin về trạng thái xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ và chi tiết”.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường chất lượng kỹ thuật và khả năng đáp ứng của hạ tầng số, xây dựng và phát triển hạ tầng số tỉnh Phú Thọ đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực.

Phát triển hạ tầng dữ liệu và các nền tảng số; khai thác và sử dụng hiệu quả các nền tảng số, cơ sở dữ liệu Quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phục vụ quản lý Nhà nước và đáp ứng nhu cầu khai thác của người dân, doanh nghiệp.


 Theo Nguyễn Huế (Báo Phú Thọ)

分享到: