您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【số liệu thống kê về vfl bochum gặp union berlin】Tạo cơ hội cho lao động nông thôn

Nhận Định Bóng Đá645人已围观

简介Liên kết với doanh nghiệp trên địa bàn để giới thiệu việc làm cho người la ...

Liên kết với doanh nghiệp trên địa bàn để giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo nghề,ạocơhộicholaođộsố liệu thống kê về vfl bochum gặp union berlin đây là cách làm mà thời gian qua đã được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Long Mỹ tập trung thực hiện, để giúp người lao động có việc làm ổn định ngay tại địa phương.

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Long Mỹ, đã giúp cho nhiều lao động nông thôn có được thu nhập ổn định mỗi ngày.

Đến thăm cơ sở may Danh Tiến, đặt tại xã Xà Phiên, gặp các chị đã từng được học nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Long Mỹ (trung tâm), nay có việc làm ổn định tại địa phương, nghe chia sẻ chúng tôi mới cảm nhận hết sự phấn khởi của từng chị em nơi đây. Theo chị Từ Mỹ Linh, 39 tuổi, ở ấp 7, xã Xà Phiên, nhờ có thu nhập từ nghề may này, mà gần 1 năm nay đã giúp cho gia đình chị có được nguồn thu nhập ổn định hơn. Trước đây, cả gia đình chị Linh chủ yếu sống dựa vào công việc làm ruộng và chăn nuôi, tuy nhiên, nguồn thu nhập từ những công việc này khá bấp bênh. Vì vậy, khi biết cơ sở may trên địa bàn có nhu cầu cần thợ may, chị đã chủ động tìm đến trung tâm để học nghề và nhờ giới thiệu đến cơ sở may trên địa bàn để làm việc. Chị Linh nói: “Có công việc gần nhà không chỉ giúp tôi có được nguồn thu nhập ổn định mỗi ngày, mà cũng thuận tiện hơn trong việc chăm sóc gia đình nữa. Với công việc này, tôi sẽ cố gắng làm thêm để cải thiện kinh tế gia đình”.

Cũng trải qua 30 ngày học nghề tại trung tâm và được giới thiệu về làm việc gần nhà, chị Lưu Thị Trang, 32 tuổi, ở ấp 9, xã Lương Tâm, chia sẻ: “Hiện tại, tôi đang may gia công ăn lương theo sản phẩm cho cơ sở may Mỹ Vân tại địa phương. Tuy sản phẩm ở cơ sở may rất đa dạng về mẫu mã như: đồ bộ, đồ kiểu, áo sơ mi, quần tây… nhưng do trước đây, tôi cũng đã từng biết nhiều về nghề may, nên trung bình mỗi tháng cũng thu nhập được khoảng 3 triệu đồng”. Được biết, chị Trang từng có thời gian đi làm công nhân may ở Sài Gòn, nhưng do mong muốn được làm việc ở gần nhà, nên chị đã chọn về địa phương để làm việc.

Là đơn vị trực tiếp ký kết và sử dụng lao động đã qua đào tạo tại trung tâm, bà Trần Huỳnh Ngọc Trâm, chủ cơ sở may Danh Tiến, ở xã Xà Phiên, tâm sự: “Nếu lao động đã qua đào tạo ở trung tâm, vào cơ sở tôi làm chỉ cần hướng dẫn thêm vài công đoạn là người ta thạo nghề. Còn trước đây, khi tôi tự đào tạo thường thời gian lao động tiếp cận được nghề lâu hơn. Ngoài tạo việc làm cho lao động tại địa phương, tôi còn mở nhiều nhóm nhỏ ở xã Vĩnh Viễn, để giúp các chị em ở xa có được việc làm ổn”. Đa phần, lao động đang làm việc tại các cơ sở may của chị Trâm thường sẽ may theo từng công đoạn, lương được tính theo sản phẩm, trung bình lao động sẽ thu nhập 120.000 đồng/ngày. Trong năm vừa qua, cơ sở may Danh Tiến của chị Trâm cũng tạo việc làm cho khoảng 30 lao động đã được qua đào tạo nghề tại trung tâm.

Năm vừa qua, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Long Mỹ đã mở được 13 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cụ thể, có 7 lớp nông nghiệp và 6 lớp phi nông nghiệp. Trong đó, đã mở được 4 lớp may công nghiệp, với khoảng 100 lao động, cung ứng cho 4 cơ sở may trên địa bàn. Ông Lê Quang An, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Long Mỹ, cho biết: “Khoảng 3 năm nay, chúng tôi đã chủ động liên hệ với các công ty, cơ sở may trên địa bàn huyện để giúp người lao động sau khi học nghề có được việc làm ổn định ngay tại địa phương. Thay vì trước đây, học nghề xong người lao động phải đến các công ty, xí nghiệp ngoài địa bàn để làm việc, thì nay được làm việc tại địa phương lại gần nhà, nên lao động rất phấn khởi khi đăng ký học nghề tại trung tâm. Theo đó, trong năm 2019 này, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hình thức đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ này, để từng bước giúp các hộ nghèo, hộ khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống”. Có thể thấy, dù mức thu nhập từ 2,5-4 triệu đồng/tháng là không nhiều, nhưng đối với lao động ở vùng nông thôn, thì nguồn thu nhập này đã giúp cho nhiều gia đình có được cuộc sống ổn định hơn.

Bài, ảnh: AN NHIÊN

Tags:

相关文章