您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【kèo valencia】Phát triển kinh tế từ cây lâm nghiệp

Cúp C263人已围观

简介Từ khi bén rễ trên những vùng đất bạc màu ở huyện Long Mỹ, cây tr&a ...

Từ khi bén rễ trên những vùng đất bạc màu ở huyện Long Mỹ,ểnkinhtếtừcylmnghiệkèo valencia cây tràm dần khẳng định được sức sống bền bỉ và giá trị kinh tế mà nó mang lại cho người dân.

Ông Võ Văn Sáu, ở ấp 1, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, phấn khởi khi nhận được cây tràm giống từ ngành chức năng.

Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ đang triển khai kế hoạch thực hiện mô hình khuyến lâm năm 2019. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần chi phí đầu tư theo chính sách quy định. Người dân đối ứng phần còn lại và được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được sau khi thu hoạch. Hiện nay, Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ đã hỗ trợ xong cây tràm giống cho người dân ở các xã Lương Tâm, Xà Phiên, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A. Đồng thời, hướng dẫn về quy trình kỹ thuật trồng cây rừng đạt hiệu quả. Về phía người dân sẽ bỏ chi phí làm đất, chăm sóc cây, ghi chép vào sổ theo hướng dẫn của Hạt Kiểm lâm.

Nhận được cây giống, ông Võ Văn Sáu, ở ấp 1, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, phấn khởi cho biết: “Năm trước, tôi dọn 8 công đất vườn tạp chuyển sang trồng tràm Úc. Mùa mưa này, tôi thuê nhân công lên liếp thêm 2 công đất trồng thêm 4.000 cây. Tràm được thu mua nhiều, đầu ra khá ổn định do nhu cầu thị trường phong phú, có thể dùng đóng cừ, làm gỗ, giấy… Khoảng 2 năm nữa là thu hoạch được 8 công trồng trước”. Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nên người trồng tràm chỉ mất 3,5 năm là thu hoạch. Một công tràm hiện bán được khoảng 25-30 triệu đồng.

Việc chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, quy hoạch đã mang về lợi nhuận, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế. Gần đây, nhu cầu trồng tràm của hộ dân tăng khá cao, đầu ra tương đối ổn định. Theo thống kê, năm 2019 diện tích trồng tràm của huyện Long Mỹ tăng khoảng 70ha.

Ông Lê Thanh Nghị, Bí thư chi bộ, Trưởng ấp 1, xã Lương Tâm, cho biết: Những mảng đất hoang hóa, bạc màu, trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả được chính quyền địa phương khuyến khích chuyển đổi. Thực tế, đã chứng minh được hiệu quả, nhiều gia đình khấm khá lên từ cây tràm. Chính sách hỗ trợ cây giống hàng năm đã giúp nông dân giảm được chi phí đầu tư. Chưa kể các mô hình nông lâm kết hợp đã tăng thêm nguồn thu cho nông dân.

Phát triển lâm nghiệp đã mở ra hướng làm kinh tế mới cho nông dân trên những vùng canh tác nông nghiệp kém hiệu quả. Trồng cây rừng theo đúng khuyến cáo và kỹ thuật giúp rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng năng suất, tăng thêm nguồn thu nhập cho hộ gia đình, đồng thời giải quyết được nhân công nhàn rỗi tại địa phương. Trồng cây xanh còn giúp giảm ô nhiễm môi trường, chống xói mòn đất…

Ông Đoàn Ngọc Thân, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hậu Giang, cho biết: Nhiều mô hình nông lâm được nghiên cứu, đánh giá hiệu quả và đưa vào ứng dụng thực tế đã chứng minh được hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như trồng tràm luân canh cây khóm, trồng keo lai kết hợp dưới mương trồng bông súng tím, bồn bồn, nuôi thủy sản giúp cải thiện sinh kế. Từ đó, thu nhập của người dân tăng từ 30% trở lên. Ngành lâm nghiệp khuyến khích người dân khu vực viên lang áp dụng mô hình này để mở ra hướng đi mới. Qua thống kê, ở huyện Long Mỹ diện tích trồng tràm luân canh cây khóm được khoảng 18ha.

Thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu lâm nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016-2020, trong 3 năm từ 2016-2018 toàn tỉnh đã hỗ trợ người dân trồng mới 378ha rừng phân tán (vượt 296ha so với kế hoạch), 80ha rừng gỗ lớn chủ yếu keo lai, tràm bông vàng (vượt 30ha so với kế hoạch). Hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp lâm sinh rút ngắn chu kỳ kinh doanh rừng xuống 12 tháng được 843ha (đạt 92% kế hoạch). Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã xây dựng và triển khai các mô hình khuyến lâm, mô hình sản xuất lâm nghiệp đạt hiệu quả như: “Trồng tràm cừ trên liếp”; “Trồng tiêu dưới gốc tràm”; “Trồng cây tràm bông vàng kết hợp trồng bông súng tím dưới mương liếp”; “Trồng keo lai trên liếp” và nhiều mô hình nuôi động vật hoang dã đạt hiệu quả kinh tế. Đến nay, đã có 305 hộ gia đình tham gia thực hiện các mô hình sản xuất lâm nghiệp (trồng tràm Úc, tràm bông vàng, keo lai); tất cả hộ tham gia mô hình sản xuất lâm nghiệp đều có thu nhập bình quân tăng thêm từ 30-60 triệu đồng/năm/hộ.

Bài, ảnh: KỲ ANH

Tags:

相关文章