| Việt Nam lại nhập siêu gần 1,ậpsiêugầntriệuUSDtrongthácahn vs bình định3 tỷ USD do ảnh hưởng Tết Kỷ Hợi | | Bất ngờ xuất siêu hơn 800 triệu USD, trái dự báo | | Đầu năm 2019, Việt Nam bất ngờ nhập siêu gần 1 tỷ USD | | Việt Nam nhập siêu trở lại trong 2019? | | Thủ tướng: Không thể chấp nhận nhập siêu 3 tỷ USD trong 2019 |
Thông tin vừa được Tổng cục Hải quan công bố chiều nay (8/3) cho thấy, tháng 2, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 28,58 tỷ USD, giảm 34,1% so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 13,91 tỷ USD, giảm 37% và trị giá nhập khẩu đạt 14,67 tỷ USD, giảm 31%. | Hàng hóa XNK tại cảng Nam Hải Đình Vũ, Hải Phòng. Ảnh: Thái Bình |
Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trên chủ yếu do số ngày làm việc trong tháng 2 ít hơn hẳn 8 ngày so với tháng 1 (do dịp nghỉ Tết Nguyên đán nằm trọn trong tháng, hơn nữa tháng 2 chỉ có 28 ngày). Tuy nhiên, so với tháng 2 năm trước thì tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước vẫn tăng nhẹ 0,6%. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2 đã đổi chiều (so với tháng 1 trước đó) với con số thâm hụt 768 triệu USD. Với kết quả trên, trong 2 tháng đầu năm 2019, cán cân thương mại hàng hóa của nước ta bị mất cân bằng nhẹ với con số thâm hụt 64 triệu USD. Việc nhập siêu chủ yếu do doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước với con số nhập siêu lên tới gần 3,83 tỷ USD, trong khi đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 3,77 tỷ USD. | Diễn biến tốc độ tăng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước và khối doanh nghiệp FDI giai đoạn 2014 -2018 và 2 tháng/2019. Biểu đồ: T.Bình. |
Việc nhập siêu của doanh nghiệp trong nước và xuất siêu của doanh nghiệp FDI là dễ hiểu vì doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nhiều hàng hóa tiêu dùng, máy móc thiết bị… Trong khi nhiều doanh nghiệp FDI, nhất là các doanh nghiệp quy mô lớn là những doanh nghiệp chế xuất, sản xuất xuất khẩu, gia công có kim ngạch xuất khẩu lớn có khi lên đến hàng chục tỷ USD/năm như các nhà máy của Tập đoàn Samsung. Trong tháng 2, theo xu hướng chung, trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI chỉ đạt 19,02 tỷ USD, giảm 29,5% và doanh nghiệp trong nước đạt 9,56 tỷ USD, giảm tới 41,5%. Tuy nhiên, một điểm sáng là lũy kế hết tháng 2 tốc độ tăng xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục cao hơn tốc độ tăng của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những năm trước đây, doanh nghiệp FDI luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn doanh nghiệp trong nước, thì từ năm 2018, đã có sự thay đổi khi doanh nghiệp trong nước vượt doanh nghiệp FDI và xu hướng này tiếp tục duy trì trong 2 tháng đầu năm 2019. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt 26,15 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất nhập khẩu của khu vực FDI đạt 46,14 tỷ USD chỉ tăng 2,6%. |