Tầm quan trọng của chuyển đổi số và kinh tế số trong bối cảnh toàn cầu hoá
Chủ đề của Ngày Chuyển đối số quốc gia năm nay là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động,áthuysứcmạnhchuyểnđổisốquốcgianămPháttriểnhạtầngsốvàsángtạoứngdụtrận đấu hôm qua” thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc biến chuyển đổi số thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.
Theo định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện nằm trong số những nước hàng đầu thế giới về phát triển hạ tầng số, nhất là trong việc tăng độ phủ kết nối mạng. Theo Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt sẽ xây dựng hạ tầng số có mạng băng rộng cố định đáp ứng quy chuẩn quốc gia (QCVN) về chất lượng dịch vụ với mục tiêu phổ cập được tới tất cả thôn, bản, bảo đảm 100% số hộ gia đình có khả năng tiếp cận cáp quang với tốc độ trung bình 200 Mb/giây. 90% các tổ chức kinh tế - xã hội như doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh, trường học, bệnh viện, công sở tại khu vực thành thị có thể truy cập internet với tốc độ trung bình 1 Gb/giây. Mạng băng rộng di động đáp ứng QCVN về chất lượng dịch vụ, với mục tiêu tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu 40 Mb/giây cho mạng 4G và 100 Mb/giây cho mạng 5G; 100% dân số ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh… Hạ tầng mạng truy cập băng rộng cố định được đầu tư, nâng cấp bảo đảm 100% người sử dụng có khả năng truy cập với tốc độ trên 1 Gb/giây. Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số, hướng tới phát triển mạng di động tiên tiến thế hệ tiếp theo. Phát triển thêm 4 - 6 tuyến cáp quang biển quốc tế…
Hạ tầng số của Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc. Ảnh minh họa
Vào ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì sự kiện chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, nhằm điểm lại các thành tựu và kết quả của Tổ công nghệ số cộng đồng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ cho cộng đồng, người dân và doanh nghiệp. Tại đây, Thủ tướng đã chia sẻ về kết quả chuyến công tác tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN, nơi các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số và kinh tế số trong bối cảnh toàn cầu.
Thủ tướng khẳng định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu. là yêu cầu khách quan, đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển đổi số là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, nhằm hiện thực hóa khát vọng xây dựng một đất nước hùng cường, thịnh vượng, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Năm 2024, chủ đề của Ngày Chuyển đổi số Quốc gia tập trung vào việc phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số và dữ liệu số. Chương trình chào mừng năm nay đánh dấu năm thứ ba liên tiếp tổ chức sự kiện này, thể hiện quyết tâm của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc chuyển đổi số quốc gia.
Kế hoạch của chính phủ cũng bao gồm nhiều hoạt động truyền thông, hội thảo và sự kiện nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số. Cục Chuyển đổi số quốc gia đã được giao nhiệm vụ xây dựng thông điệp và tổ chức các chiến dịch truyền thông để quảng bá ý nghĩa của chuyển đổi số. Ngoài ra, các chiến dịch như "đi từng ngõ, gõ từng nhà" sẽ được triển khai để hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ số nhằm phát triển kinh tế số.
Địa phương hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024 với những sáng tạo ứng dụng số trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững
Tại Hà Nội, 14 hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia đã được tổ chức, bao gồm: ra mắt Câu lạc bộ Chuyển đổi số; khai trương Trung tâm Dữ liệu chính thành phố; triển khai chiến dịch ra quân của các Tổ chuyển đổi số cộng đồng “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng để phát triển kinh tế số”; giới thiệu mô hình điểm ứng dụng công nghệ thông tin; chuyển đổi số nhằm quảng bá, giới thiệu về các di sản văn hóa, di tích tiêu biểu của Thủ đô và trải nghiệm không gian văn hóa - nghệ thuật ứng dụng công nghệ số trình chiếu trải nghiệm thực tế ảo, công nghệ AI của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tổ chức phát động nhân rộng mô hình "Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt", "Tuyến phố thương mại 4.0 – Không dùng tiền mặt", phát động triển khai sử dụng thí điểm ứng dụng quản lý, theo dõi phòng cháy chữa cháy trên địa bàn quận Tây Hồ.... Với các hoạt động cụ thể, tinh thần chuyển đổi số đã lan tỏa sâu rộng trong xã hội, góp phần đem lại chất lượng sống tốt hơn cho người dân, tăng cường hiệu suất và tiện ích của các dịch vụ công.
Tại TP.HCM, Tuần lễ Chuyển đổi số với chủ đề “Công nghệ số - Động lực tăng trưởng mới của TP.HCM” đã khai mạc, với nhiều hoạt động diễn ra, bao gồm triển lãm công nghệ và hội thảo chuyên đề.
Lãnh đạo và quan khách trải nghiệm những công nghệ mới tại Tuần lễ Chuyển đổi số TP.HCM năm 2024.
Theo đó, trong khuôn khổ Tuần lễ Chuyển đổi số TP.HCM năm 2024, nhiều hoạt động diễn ra như: triển lãm công nghệ với quy mô 50 gian hàng, trưng bày những thành tựu, mô hình, nền tảng số từ các sở, ngành, địa phương; khu vực trải nghiệm các giải pháp, ứng dụng chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực từ các doanh nghiệp công nghệ tiêu biểu của thành phố; quầy hỗ trợ đăng ký chữ ký số và thực hiện tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người dân thành phố; hoạt động kết nối doanh nghiệp,…
Đặc biệt, chuỗi hội thảo gồm 1 phiên toàn thể và 6 phiên hội thảo chuyên đề, khai thác tiềm lực của các giải pháp, ứng dụng công nghệ trong việc giải quyết các bài toán chuyển đổi số tại các lĩnh vực hạ tầng số, an toàn – an ninh thông tin, công nghệ vi mạch bán dẫn, du lịch bền vững, trí tuệ nhân tạo (AI), văn phòng số, đô thị thông minh,…
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Lâm Đình Thắng cho biết, thành phố đã phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số của TP.HCM” nhằm đưa kinh tế số chiếm 25% GRDP vào năm 2025. Định hướng cụ thể trong thời gian tới của TP.HCM là phát triển nhanh và bền vững thành phố dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Chuyển đổi số phải luôn song hành với chuyển đổi xanh, phát triển công nghiệp xanh gắn liền với công nghiệp số. Thành phố ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số nhằm tạo ra không gian phát triển mới, phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa và đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số thành phố, phát triển kinh tế số, xã hội hội số. Kiên trì xây dựng và phát triển nền tảng số là hạ tầng mới trên không gian mạng giải quyết nhanh các bài toán cụ thể của chuyển đổi số, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của toàn thành phố.
Trong khi đó, tỉnh Hà Nam đã tổ chức chương trình hưởng ứng với việc khai trương Cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh, nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển bền vững.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy, khẳng định: "Chuyển đổi số không còn là một xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia, địa phương; trở thành một yếu tố cốt lõi, quyết định sự phát triển bền vững".
Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia và tỉnh Bình Dương , sáng 10-10, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã tổ chức Lễ công bố các nền tảng chuyển đổi số. Buổi lễ đã công bố các nền tảng chuyển đổi số gồm: Hệ thống phòng họp không giấy tập trung của tỉnh; Hệ thống định danh, xác thực điện tử (SSO) và Trung tâm/Bộ phận xử lý tin giả; Hệ thống an toàn thông tin theo cấp độ.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương Nguyễn Hữu Yên chia sẻ, Lễ công bố các nền tảng số là dịp để nhìn lại những kết quả đã đạt được và hướng tới những mục tiêu cao hơn trong tương lai. Hiện nay, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0. Việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý và điều hành giúp nâng cao hiệu quả công việc và tạo ra những giá trị mới, thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh. Do đó, với sự quyết tâm và nỗ lực của tất cả các cơ quan, đơn vị, Bình Dương sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong công cuộc chuyển đổi số và ngày càng phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Cơ hội và thách thức
Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số không thua kém các quốc gia tiên tiến, đang thu hút nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới vào đầu tư. Những kết quả nổi bật của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia bao gồm: nhận thức và hành động về chuyển đổi số có chuyển biến tích cực trong mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Thể chế, cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho chuyển đổi số quốc gia từng bước được hoàn thiện.
Chính phủ số tiếp tục phát triển, đã có 16,4 triệu tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, cung cấp 4.543/6.325 thủ tục hành chính và 43/53 dịch vụ công thiết yếu cho người dân và doanh nghiệp. Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã vận hành ổn định, mang lại hiệu quả tích cực. Doanh số xuất khẩu sản phẩm số của doanh nghiệp Việt Nam ra thế giới đã tăng từ 113,5 tỷ USD năm 2021 lên 117,3 tỷ USD năm 2023; trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 64,9 tỷ USD, tăng 23%. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao kết quả chuyển đổi số của Việt Nam thông qua Chỉ số Chính phủ điện tử và Đổi mới sáng tạo.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về công nghệ thông tin, quá trình chuyển đổi số vẫn còn nhiều thách thức và bất cập cần khắc phục. Một số lãnh đạo bộ, ngành và địa phương chưa coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, dẫn đến chậm hoàn thiện thể chế và cải cách thủ tục hành chính. Chuyển đổi số là việc làm mới, khó khăn và nhạy cảm, đòi hỏi nguồn lực, thời gian và các điều kiện cần thiết khác.
Đặc biệt, quy mô phát triển kinh tế giữa các vùng miền chưa đồng đều, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nơi có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, hạn chế khả năng tiếp cận môi trường số. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước còn hạn chế và chất lượng dịch vụ công trực tuyến chưa cao. Đến nay, xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử của Việt Nam vẫn ở mức trung bình trong khu vực, cùng với nguy cơ mất an toàn thông tin mạng vẫn hiện hữu.
Để chuyển đổi số thành công, các nhà lãnh đạo cần tự nâng cao trình độ công nghệ và quản lý, gương mẫu thúc đẩy chuyển đổi số trong phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Khó khăn như vậy không thể ngăn cản quá trình chuyển đổi số, mà cần phải kiên quyết tiến hành để tận dụng tối đa cơ hội từ kỷ nguyên số.
Duy Trinh
顶: 1552踩: 23
【trận đấu hôm qua】Phát huy sức mạnh chuyển đổi số quốc gia năm 2024: Phát triển hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng
人参与 | 时间:2025-01-11 02:44:48
相关文章
- Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- TP Hồ Chí Minh tạm ngưng các công trình đào đường trong dịp 30/4 và 1/5
- Hưng Yên: Dành hơn 26 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 27/7
- Khuyến mãi “Người dân Đà Nẵng dùng ô tô sản xuất tại Đà Nẵng”
- Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- EBRD nâng dự báo tăng trưởng cho các khu vực chịu tác động từ COVID
- NSND Quốc Trượng hạnh phúc bên vợ kém 13 tuổi và hai con
- Nghệ sĩ Hoài Linh, anh nên nói lời xin lỗi!
- Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- Đã có "gậy" ngăn chặn chồng chéo trong kiểm tra thuế tại DN
评论专区