>> Kỳ 1: Vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất quê hương >> Kỳ 2: Làng rèn An Tiêm tìm đường xuất ngoại
Thành công nhờ sáng tạo,ỳBiếnvùngđấtchuaphènthànhlợithếpháttriểnkinhtếliverpool đấu với wolves chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Tiếp tục cuộc hành trình tìm hiểu về “đất Thái Bình, người Thái Bình”, chúng tôi tìm đến xã Thụy An – huyện Thái Thụy vào buổi chiều muộn. Mặc dù đã hết giờ làm việc, anh Phạm Văn Thanh – Chủ tịch UBND xã Thụy An, vẫn đang chờ chúng tôi. Trao đổi với chúng tôi, anh cho biết, nếu tính đường chim bay, Thụy An chỉ cách bờ biển 700m.
Với diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn lớn, người dân nơi đây đã không ngừng tìm tòi sáng tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa nhiều loại cây vào trồng thử nghiệm. Đến nay ngoài hai vụ lúa, Thụy An đã và đang thành công với nhiều loại cây trồng như: tỏi, hành, dưa hấu và cây thuốc lào.
Bà con nông dân Thụy An đã tìm ra được một số loại cây phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất. Hơn nữa thổ nhưỡng phèn chua, nước mặn đã tạo ra cây tỏi có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt giá trị cây tỏi của Thụy An luôn cao hơn so với tỏi được trồng ở các vùng khác.
Chia sẻ về hiệu quả kinh tế địa phương, anh Thanh cho biết, đến nay hành, tỏi, thuốc lào, dưa hấu của Thụy An đã có tiếng trong và ngoài tỉnh Thái Bình. Cây hành, tỏi Thụy An đã đến với các hội chợ giới thiệu sản phẩm tại Thủ đô và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. Những loại cây trồng này cho lợi ích kinh tế cao gấp nhiều lần so với cây lúa.
Anh Thanh cho biết thêm, với diện tích 155ha trồng hành và tỏi, hàng năm sản lượng thu hoạch tỏi đạt khoảng trên 2 nghìn tấn, giá bình quân đạt 17 đến 18 nghìn đồng/kg tỏi tươi tại ruộng. Hầu hết sản lượng tỏi được thương lái các tỉnh lân cận như: Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam… thu mua về làm tỏi đen hoặc phục vụ bữa ăn hàng ngày.
Anh Nguyễn Bá Long – người dân trồng tỏi ở xã Thụy An so sánh: “Nếu như 1 sào lúa cho chỉ cho thu nhập từ 1,7 đến 1,8 triệu đồng/vụ, thì với cây tỏi trị giá 1 sào có thể cho thu nhập tối thiểu 2,8 triệu đồng/vụ. Do đó, chúng tôi rất chú trọng phát triển cây tỏi, lấy cây tỏi làm cây chủ đạo trong phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế gia đình”.
Điểm sáng xây dựng nông thôn mới
Khi chúng tôi đề cập đến các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương, Chủ tịch UBND xã Thụy An cho biết, tuy là xã thuần nông nhưng Thụy An có thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/năm, cao nhất trong huyện Thái Thụy. Mặc dù Thụy An không được lựa chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, nhưng xã đã đạt các tiêu chí và “về đích” theo mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2014.
Hội Nông dân huyện Thái Thụy (Thái Bình) đã và đang xây dựng thương hiệu tỏi thông qua việc quảng bá tại các hội chợ hàng tiêu dùng. |
Chia sẻ về định hướng phát triển bền vững, Chủ tịch UBND xã Thụy An Phạm Văn Thanh cho biết, phía trước địa phương còn gặp khá nhiều khó khăn thách thức trong việc xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị và đầu ra cho các sản phẩm nông sản, bởi người dân Thụy An chỉ biết làm nông nghiệp, rất hạn chế trong làm thương mại đối với sản phẩm mình tạo ra. Một cái khó nữa của địa phương hiện nay là không có công nghệ sau thu hoạch để gia tăng giá trị sản phẩm cũng như chủ động được nguồn cây giống.
“Đơn cử như mùa vụ đầu năm 2019 này, sản phẩm hành, tỏi của bà con thường bán ngay tại ruộng cho thương lái với giá 17 đến 18 nghìn đồng/kg, sau vài tháng giá thị trường với tỏi thành phẩm lên đến 50 - 60 nghìn đồng/kg. Do không bảo quản được nguồn giống, khi vào vụ mới, bà con nông dân lại phải mua giống từ thương lái Hải Dương cao gấp vài ba lần so với giá bán sản phẩm thu hoạch tại ruộng” – ông Thanh nói.
Để nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, ông Thanh cho biết, địa phương đã nhờ sự giúp đỡ của Sở Công thương Thái Bình và các tổ chức khoa học để tập huấn về kiến thức bảo quản sản phẩm, đến nay đã có kết quả nhất định. Hiện nay, địa phương đang tiến hành xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tỏi Thụy An; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa sản phẩm hành, tỏi Thụy An tham gia các hoạt động hội chợ xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Cuộc hành trình trải nghiệm và tìm hiểu về “Đất và Người Thái Bình” tạm khép lại, song đã để lại trong chúng tôi khá nhiều ấn tượng tốt đẹp về con người và vùng đất Thái Bình. Từ những trải nghiệm thực tế, chúng tôi nhận thấy, “đất Thái Bình” và đặc biệt là “người Thái Bình” xưa và nay luôn giữ được truyền thống, phẩm chất cần cù, sáng tạo, không cam chịu nghèo khó, vươn lên khẳng định mình, đóng góp công sức cho quê hương ngày càng giàu mạnh.
Văn Tuấn - Ngọc Linh