您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【xem keo truc tiep】TPP với kinh tế Việt Nam 正文

【xem keo truc tiep】TPP với kinh tế Việt Nam

时间:2025-01-25 19:34:06 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Tàu hàng tại cảng Quốc tế Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu). (Ảnh: Mạnh Dương/TTXVN)Đồng bằng sông Cửu Long xem keo truc tiep

TPP với kinh tế Việt Nam - Phát huy hệ thống cảng biển
Tàu hàng tại cảng Quốc tế Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu). (Ảnh: Mạnh Dương/TTXVN)

Đồng bằng sông Cửu Long với vị trí địa lý sông nước,ớikinhtếViệxem keo truc tiep vai trò giao thông thủy chiếm tỷ trọng khá lớn trong vận chuyển hàng hóa sẽ có nhiều ảnh hưởng khi gia nhập cộng đồng kinh tế xuyên Thái Bình Dương này.

Theo ông Phan Thành Tiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần cảng Cần Thơ, TPP sẽ mở cửa cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long như nông lâm, thủy hải sản, dệt may, da giày... vào thị trường các nước thành viên TPP. Hiệp định TPP cũng sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào nhiều ngành hàng tại Việt Nam. Qua đó đẩy mạnh sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất và nhất là yêu cầu về cảng biển có khả năng thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng cao.

Thời gian qua, nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long được triển khai là tiền đề tạo cú huých mạnh cho hoạt động của các cảng biển như dự án luồng cho tàu biển vào sông Hậu. Dự kiến luồng kênh Quan Chánh Bố sẽ thông luồng kỹ thuật vào cuối năm nay và đầu năm 2016, đáp ứng tàu có tải trọng 10.000DWT đầy tải và tàu 20.000DWT giảm tải vào làm hàng.

Cùng với đó, chủ trương thoái vốn Nhà nước tại các cảng biển tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư có năng lực tham gia góp vốn, công nghệ, cải tiến công tác quản trị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cảng biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các cảng biển trong vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có quy mô nhỏ, nằm rải rác, không tập trung nên năng lực khai thác chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Sự bất cập, không đồng nhất về hạ tầng và trang thiết bị xếp dỡ giữa các cảng, dẫn đến khả năng cùng phối hợp khai thác làm hàng quy mô lớn, hoặc cùng làm hàng cho tàu lớn là khá hạn chế.

Đặc biệt, hạ tầng các cảng biển tại đồng bằng sông Cửu Long chưa được đầu tư phù hợp với yêu cầu thực tế, thiếu các trang thiết bị hiện đại phục vụ cầu cảng và bãi, dẫn đến năng suất bốc vác không cao; thiếu hệ thống kho bãi để thu gom hàng hóa, phân phối hàng hóa của vùng. Trên 85% các cảng, bến của các cảng biển đồng bằng sông Cửu Long đều có quy mô rất nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu bốc xếp hàng rời, thiếu các cảng chuyên dùng cho container. Toàn vùng có 32 cầu bến cảng biển, nhưng chỉ có 6 cảng có khả năng khai thác dịch vụ bốc xếp container.

Ngoài ra, hạ tầng giao thông thủy bộ kết nối với các cảng biển còn nhiều bất cập. Luồng hàng hải vào các cảng biển còn cạn, nên hạn chế rất nhiều khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp qua cảng. Hệ thống đường bộ và đường thủy nội địa kết nối các cảng với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, trung tâm sản xuất hàng hóa tập trung của vùng... đã được đầu tư, nâng cấp mạnh trong thời gian qua, nhưng vẫn còn nhiều bất cập như đường còn hẹp, các cầu có tải trọng thấp, không cho phép các xe chở hàng hóa nặng, nhất là xe container phải giảm tải để lưu thông an toàn. Nhiều cầu có thiết kế tĩnh không thấp, không thuận lợi đối với các phương tiện thủy chuyên dụng, chỉ cho phép phương tiện thủy nhỏ.

Cũng theo ông Phan Thành Tiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần cảng Cần Thơ, với việc hội nhập sâu, tham gia vào chuỗi logistics toàn cầu, yêu cầu các cảng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long phải cải tổ toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao từ các công ty logistics, để tối ưu hóa chi phí vận tải trong chuỗi.

Việc tham gia vào các hiệp định, các cảng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt hơn do yêu cầu cải tổ hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu, quy định của pháp luật quốc tế; các quy định về sở hữu trí tuệ; cũng như đáp ứng quyền và chính sách cơ bản đối với người lao động theo luật pháp về lao động của quốc tế.

Thời gian qua, việc kết nối các tuyến vận tải nội địa Bắc Nam cũng chưa tốt do luồng cạn, tàu lớn không vào cảng làm hàng, chủ yếu là vận tải hàng gạo xuất khẩu tiểu ngạch và clinker. Điều này dẫn đến sản lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển tại đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua chưa cao.

Theo thống kê của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng hóa qua cảng biển trong vùng đồng bằng sông Cửu Long bình quân hàng năm bằng mức trung bình của cả nước, khoảng hơn 6%/năm về tấn, đối với hàng container là gần 26%/năm. Năm ngoái, sản lượng hàng hóa toàn nhóm cảng biển số 6 đạt hơn 7 triệu tấn và 89.178 TEUs, chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng gần 4% sản lượng hàng hóa và 0,92% lượng container thông qua toàn hệ thống cảng biển Việt Nam. Đây là mức sản lượng rất thấp so tổng lượng hàng hóa sản xuất của vùng.

Ngoài ra, hàng năm một lượng lớn hàng xuất nhập khẩu quá cảnh từ Campuchia sang Việt Nam thông qua sông Mekong, sản lượng khoảng 140.000 TEUs/năm, được chuyển tải trực tiếp đến Thành phố Hồ Chí Minh và Cái Mép Vũng Tàu. Những cảng biển trong vùng không thể tiếp nhận và khai thác được nguồn hàng này.

Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng năm 2030, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển nhóm 6 đến năm nay đạt khoảng tử 10 triệu tấn/năm đến hơn 11 triệu tấn/năm, đến năm 2020 đạt khoảng 25 triệu tấn/năm đến 28 triệu tấn/năm và đến năm 2030 đạt khoảng từ hơn 66 triệu tấn/năm đến hơn 71 triệu tấn/năm.

Qua đó cho thấy hệ thống cảng biển tại đồng bằng sông Cửu Long đang rất cần có sự đầu tư nâng cấp toàn diện hơn, tập trung hơn để có thể phát huy hết năng lực thiết kế. Từ đó, hệ thống cảng biển nơi đây mới khai thác được lượng hàng hóa, nhất là hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng; đáp ứng cơ hội gia nhập thị trường TPP - thị trường có hơn 800 triệu dân, với tổng sản lượng nội địa GDP khoảng 27.000 tỷ USD, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu.

Ông Phan Thành Tiến cho biết, cảng Cần Thơ rất mong có sự phối hợp, liên kết, hợp tác của các cảng biển trong vùng để cùng phát triển hiệu quả hơn trong thời gian tới; mong muốn các doanh nghiệp logistics có năng lực tham gia hợp tác đầu tư, khai thác với các cảng biển trong vùng để xây dựng tuyến container kết nối được liên vùng.

Ông cũng kiến nghị bộ, ngành Trung ương liên quan tiếp tục nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với các cảng biển trong vùng để khai thác hiệu quả vốn đã đầu tư; cải tiến, đơn giản hóa thủ tục hành chính thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp tại các cảng biển trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đưa hàng hóa về cảng. Có như thế, hệ thống cảng biển tại đồng bằng sông Cửu Long mới nắm bắt và phát huy được các cơ hội, thế mạnh khi tham gia TPP.