【tin bong da moi nhat hom nay】Hỗ trợ DN nhỏ và vừa trụ vững và phát triển

时间:2025-01-11 21:44:21来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

ho tro dn nho va vua tru vung va phat trien

DN NVV cần đầu tư vào khâu sản phẩm để tăng tính cạnh tranh. Ảnh: S.T

10 kỹ năng quản trị rủi ro cần thiết cho DN NVV:

Kiểm tra các giả định ngay từ ban đầu; Duy trì sự cẩn trọng thường xuyên; Sẵn sàng với sự thay đổi; Quản trị các kết nối then chốt; Lường trước nguyên nhân thất bại; Xác thực thông tin; Duy trì một biên độ an toàn; Cần bằng giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn; Chấp nhận các rủi ro mang lại giá trị; Duy trì kỷ luật lao động.

Giải pháp thiết thực

Mặc dù dự báo về sự hồi phục và phát triển của nền kinh tế còn ảm đạm nhưng con số DN NVV thành lập mới trong giai đoạn 2011-2015 dự kiến vẫn đạt 350.000 DN. TheỗtrợDNnhỏvàvừatrụvữngvàpháttriểtin bong da moi nhat hom nayo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm cuối năm 2015 cả nước sẽ có 600.000 DN NVV hoạt động, tạo thêm khoảng 3,5-4 triệu việc làm mới.

Các số liệu cũng cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn trước 2006-2010 đóng góp của khu vực DN NVV luôn chiếm khoảng 35-40% GDP của cả nước, 30% tổng thu ngân sách và chiếm 25% tổng kim ngạch XK của cả nước. Điều này cho thấy vai trò cũng như vị trí của khối DN NVV trong sự phát triển của nền kinh tế.

Đánh giá được tầm quan trọng của việc hỗ trợ khối DN này trụ vững và phát triển trong bối cảnh kinh tế khó khăn và dự kiến còn kéo dài, Chính phủ đã xây dựng Kế hoạch phát triển DN NVV giai đoạn 2011-2015 với 8 nhóm giải pháp có tính đồng bộ, phối hợp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện Quỹ phát triển DN NVV cũng như hoàn thiện đề án phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn liền với phát triển công nghiệp phụ trợ… Bộ Tài chính tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp quy các chính sách thuế, hải quan, kế toán và bảo lãnh tín dụng đối với DN NVV; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí thuộc ngân sách đảm bảo việc thực hiện các giải pháp phát triển DN NVV.

Không chỉ là những giải pháp từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế cũng có sự hỗ trợ thiết thực với DN. Ông Janne Sykko, Tham tán thương mại Sứ quán Phần Lan tại Việt Nam cho biết, một trong những chương trình đang hoạt động hiệu quả chủ yếu đối với DN NVV Việt Nam là Finnpartship (Chương trình đối tác DN Việt Nam Phần Lan). Chương trình này không hạn chế lĩnh vực DN tham gia và bất cứ DN Việt Nam nào có nhu cầu sẽ được các chuyên gia tư vấn cũng như hỗ trợ trong suốt quá trình tìm kiếm cơ hội giao thương với DN Phần Lan.

Điều kiện đối với DN là phải chứng minh được tài chính minh bạch trong 5 năm gần nhất cũng như phải thành lập ít nhất một năm và có trụ sở tại Việt Nam hoặc Phần Lan. Ngoài ra, đối với DN Việt Nam hoạt động tại Phần Lan cũng có chương trình hỗ trợ như Chương trình đổi mới và sáng tạo đã được khởi động từ năm 2010 và sẽ tiếp tục thực hiện trong bốn năm tới. Hiện chương trình này đã triển khai tại 8 tỉnh, thành của Việt Nam.

Ngoài ra, gần đây nhất, Quỹ Thách thức DN Việt Nam (VBCF) do Chính phủ Anh và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đồng tài trợ đã ra mắt với tổng vốn đầu tư 7 triệu bảng Anh (tương đương hơn 200 tỷ đồng), được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ các DN tư nhân hoạt động tại Việt Nam phát triển các mô hình kinh doanh mới. VBCF sẽ hỗ trợ tối đa lên đến 800.000 USD cho một dự án có tiềm năng mang lại lợi ích cho người thu nhập thấp, bền vững về mặt thương mại và có thể được nhân rộng về lâu dài.

Tự thay đổi

Bên cạnh sự hỗ trợ từ bên ngoài, để phát triển và trụ vững không có cách nào khác ngoài việc DN phải tự mình thay đổi. Theo khuyến cáo của giới chuyên gia, cách thức thay đổi nhanh và phù hợp nhất là dựa vào công nghệ thông tin. Thực tế điều này đã được chứng minh.

Ông Lê Quý Khả, Tổng giám đốc Công ty CP Cơ điện Toàn cầu (TOMECO) cho biết, trong công cuộc “thay da đổi thịt” DN từ năm 2008-thời điểm bắt đầu của cuộc khủng hoảng-đến nay, nhờ áp dụng công nghệ trong sản xuất và quản lý mà chỉ với 60 nhân công (đã được cắt giảm từ sau 2008), mỗi năm doanh thu của Công ty vẫn giữ vững khoảng 50 tỷ đồng.

Để đạt được con số này, Công ty đã đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị công nghệ cũng như nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin với việc lắp đặt các phần mềm quản lý chuyên nghiệp. Khác với TOMECO là một DN hoạt động và tiêu thụ tại thị trường nội địa, việc ứng dụng công nghệ nhằm tự cứu mình của các DN XNK lại có phần khác. Các DN này đã quan tâm nhiều hơn đến việc ứng dụng mua bán trực tuyến.

Việc này vừa nhanh chóng giúp các DN gia tăng thị trường vừa tiết kiệm nhiều chi phí. Theo sàn thương mại điện tử quốc tế Alibaba, tính đến trung tuần tháng 11-2012, số lượng DN Việt Nam đăng ký tham gia XK trực tuyến thông qua website này đã tăng 21% kể từ đầu năm đến nay, đạt 220.000 DN.

Khá nhiều DN đã thành công nhờ ứng dụng công nghệ trong hoạt động. Bên cạnh đo, nhiều DN khác cũng đã nỗ lực tái cơ cấu, tiếp cận thị trường, làm mới sản phẩm, cơ cấu lại nội bộ. Điều đó cho thấy, những giải pháp vĩ mô, vi mô nếu được phối hợp đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.

Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ: Tìm sự công bằng cho doanh nghiệp nhỏ

Nợ xấu là một vấn đề làm ách tắc dòng lưu thông vốn trên thị trường. Chính phủ và hệ thống ngân hàng đang nỗ lực giải quyết sự tắc nghẽn này. Tuy nhiên trong cách giải quyết tôi kiến nghị cần quan tâm giải quyết nợ xấu cho khối DN NVV song song với việc giải quyết nợ xấu của khối DN Nhà nước.

Hiện nay 2 khối nợ xấu lớn nhất tập trung tại khối DN Nhà nước và bất động sản, nhưng đây cũng là 2 khối có tiếng nói mạnh nhất, có tác động để Chính phủ tập trung giải quyết nợ xấu cho họ, trong khi các DN NVV lại không được quan tâm đầy đủ, một phần bởi tiếng nói của khối DN này không có tác động mạnh.

Nếu tập trung giải quyết nợ xấu của khối DN NVV sẽ làm giảm áp lực tồn kho mạnh mẽ, giảm áp lực về công ăn việc làm và thu nhập đang giảm đi trong xã hội. Trong cách tiếp cận nhằm giải quyết tồn kho, tôi cũng kiến nghị Chính phủ quan tâm tới khu vực DN NVV, hỗ trợ DN NVV tiêu thụ hàng hóa của nhau bởi DN NVV chiếm tỷ lệ lớn trong số DN nói chung, có vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị hàng hóa.

Bà Rosana Mirkovic, Giám đốc chính sách DN NVV, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc:

Tiếp cận tài chính đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của DN NVV. Tuy nhiên tài trợ cho DN NVV được coi là mạo hiểm và không mang lại lợi nhuận, hiệu quả cho DN nếu thiếu thông tin đáng tin cậy. Khi đó đầu tư vào DN NVV cũng tốn kém như đối với DN lớn. Do đó cần tăng số lượng và chất lượng thông tin cho các tổ chức tài chính để tài trợ vốn một cách hiệu quả, công bằng và bền vững. Nhiều thông tin hữu ích sẽ giúp thị trường tài chính trở nên hiệu quả ngay cả đối với người vay chất lượng thấp.

Bên cạnh đó cần khẳng định rằng trong các can thiệp dành cho DN NVV những chính sách vĩ mô của Chính phủ có tầm quan trọng và ảnh hưởng chính đến sự phát triển của DN NVV hơn là những can thiệp vi mô. Những kế hoạch hỗ trợ DN cần được thiết kế và có tham khảo ý kiến của DN và các hỗ trợ cần được thực hiện bởi các bên trung gian đáng tin cậy.

Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Trước đây các giải pháp hỗ trợ DN NVV thường thực hiện theo kiểu cắt khúc, tức là mỗi bộ, ngành chỉ hỗ trợ DN theo đúng chức năng của mình như ngân hàng hỗ trợ vốn, Bộ Khoa học và Công nghệ cải thiện ứng dụng công nghệ, Bộ Công Thương tổ chức hoạt động xúc tiến. Qua trải nghiệm cho thấy cách thức đã làm chưa có hiệu quả cao. Do đó trong thời gian tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện một số giải pháp mang tính đột phá. Đó là thí điểm phối hợp với hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM thực hiện cơ chế hỗ trợ khép kín, toàn diện các khía cạnh vốn, công nghệ, quản trị, sản phẩm… trong một số lĩnh vực. Hiện Bộ đang xây dựng cơ chế cụ thể với hai thành phố. Bên cạnh đó Bộ cũng sẽ thí điểm xây dựng vườn ươm DN trong một số lĩnh vực ưu tiên tập trung vào đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng…

Bà Thái Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam:

Thực tế cho thấy, trong thời điểm khó khăn hiện nay, nhiều DN quan niệm là không nên mua sắm, đầu tư mới, phải tiết kiệm chi phí tối đa… Đây là suy nghĩ không đúng bởi bên cạnh những DN đóng cửa trong năm qua, vẫn có DN thành lập mới, điều này chứng tỏ DN vẫn có thể phát triển trong khủng hoảng.

Từ trước tới nay các DN vẫn cứ nghĩ rằng mua bán hàng hóa là thu tiền về, đây là cách nghĩ truyền thống. Vậy tại sao các DN không thay đổi suy nghĩ, thay vì ngồi chờ mua bán hàng hóa bằng tiền mặt thì có thể mua bán hàng hóa theo cách hàng đổi hàng, vì thực tế hiện nay cả bên bán và bên mua đều không có tiền. Cách này, trên thế giới đã làm rất nhiều. Thậm chí, DN nên nghĩ đến việc bán hàng cả gói, tức là kết hợp với những mặt hàng khác, DN khác.

Để giải quyết bài toán tiếp cận vốn ngân hàng, nếu chỉ là đề xuất đơn lẻ của một DN, đặc biệt là một DN NVV thì rất khó để ngân hàng cho vay vốn. Nhưng nếu DN đó khẳng định được rằng mình là DN kết nối, gắn kết với DN khác trong chuỗi giá trị thì chắc chắn ngân hàng có thể cho DN đó vay vốn.

Ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ:

Đảng và Nhà nước trong những năm qua dù còn nhiều khó khăn nhưng đã dành nhiều quan tâm đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ trong DN. Mỗi năm Bộ Khoa học và Công nghệ dành 2% chi ngân sách Nhà nước tương đương khoảng 600 triệu USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên đáng chú ý là trong tổng đầu tư xã hội cho phát triển khoa học công nghệ, đầu tư của Nhà nước chiếm tới 70%, đầu tư của DN chỉ là 30%, trong khi đó con số đầu tư của Nhà nước ở các quốc gia khác trung bình chỉ chiếm 25-30%. Do đó có thể thấy rằng vai trò và vị trí của chính DN trong việc quan tâm và đầu tư đúng mức vào khoa học và công nghệ là cần thiết, vừa chính xác thiết thực với nhu cầu từng giai đoạn của DN, từ đó mới mang lại hiệu quả nhiều nhất.

H.H

Huyền Trân

相关内容
推荐内容