【ket qua bong dâ】Đẩy mạnh giáo dục pháp luật về quyền con người trong các trường quân đội

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 06:07:25 评论数:


Ngày 13/9/2017,Đẩymạnhgiáodụcphápluậtvềquyềnconngườitrongcáctrườngquânđộket qua bong dâ Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1309/ QĐ –TTg về “Phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Vì vậy, các nhà trường Quân đội nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, cho nên đưa nội dung giáo dục pháp luật về quyền con người trong chương trình đào tạo là phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và nhu cầu giáo dục – đào tạo người quân nhân cách mạng.

Nhận thức chung về quyền con người

Quyền con người (nhân quyền) là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là giá trị chung của các dân tộc. Ngày nay, quyền con người được xem là thước đo sự tiến bộ và trình độ văn minh của các xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc văn hóa. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đảm bảo quyền con người thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, là nhiệm vụ của hệ thống chính trị.

Quyền con người (nhân quyền) là tổng hợp các quyền và tự do cơ bản để đánh giá địa vị pháp lý của cá nhân. Quyền con người và pháp luật luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó quyền con người là vấn đề quan trọng của mọi hệ thống pháp luật; khi thực tiễn lịch sử đã minh chứng quyền con người chỉ có thể ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật.

Chính vì vậy, giáo dục pháp luật về quyền con người được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng. Do đó, trách nhiệm của các quốc gia là phải xây dựng được chương trình, kế hoạch cụ thể về giáo dục quyền con người, đó là đưa nội dung giáo dục pháp luật về quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân từ các cấp học mầm non đến cấp tiểu học, trung học và đến bậc giáo dục đại học và sau đại học.

A

Cần nâng cao nhận thức về quyền con người trong các nhà trường quân đội.

Nhiệm vụ đẩy mạnh giáo dục pháp luật về quyền con người trong nhà trường quân đội

Quán triệt và triển khai thực hiện “Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” của Thủ tướng Chính phủ; ngày 25/9/2018, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành Quyết định số 1650/QĐ-CT và Quyết định số 1651/QĐ-CT về việc Ban hành chương trình giáo dục các môn khoa học xã hội và nhân văn đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học trong Quân đội. Quyết định số 1650 có một chuyên đề Công ước quốc tế về chống tra tấn, Quyết định số 1651 có chuyên đề Luật Quốc tế.

Ngày 11/12/2018, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ban hành Quyết định số 2159/QĐ-CT về Chương trình đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trình độ trung cấp; trong đó, có 2 chuyên đề về giáo dục quyền con người: Quyền con người và Công ước quốc tế về chống tra tấn.

Năm 2018 và 2019, tất cả đơn vị trong Quân đội tổ chức các chuyên đề giáo dục pháp luật ngoại khóa cho cán bộ, chiến sĩ: Quyền con người trong tố tụng hình sự; Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.

Trong thời gian qua, các nhà trường Quân đội đã quan tâm xây dựng chương trình, kế hoạch huấn luyện, lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật về quyền con người trong các môn học như: Nhà nước và Pháp luật, Pháp luật đại cương, Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật.

Tùy theo mục tiêu, mô hình đào tạo, chức trách nhiệm vụ của từng đối tượng đào tạo mà các nhà trường Quân đội lựa chọn các nội dung, chủ đề giáo dục pháp luật về quyền con người cho phù hợp. Từ đó, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách người học viên trong môi trường văn hóa quân sự.

Song bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: nhận thức pháp luật về quyền con người của học viên chưa thật sự vững chắc, còn thiếu hụt kiến thức về quyền con người và quyền công dân, nghĩa vụ của công dân, giáo dục quyền con người theo công ước quốc tế.

Một bộ phận học viên nhận thức đối với pháp luật về quyền con người còn đơn giản, còn ngại học tập các môn học: Nhà nước và pháp luật, Pháp luật đại cương, Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật.

Cần tư duy và giải pháp đổi mới

Một là, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật về quyền con người cho học viên trong các nhà trường Quân đội

Trong quá trình giáo dục pháp luật về quyền con người trong các nhà trường Quân đội cần đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục. Trên cơ sở khung chương trình đào tạo, tài liệu giảng dạy và các giáo trình Nhà nước và pháp luật, các nhà trường Quân đội căn cứ vào đối tượng giảng dạy; từ đó làm cơ sở cho đội ngũ giảng viên cần gia tăng hàm lượng những tri thức pháp luật về quyền con người cho phù hợp.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện giáo dục pháp luật về quyền con người, các nhà trường Quân đội thực hiện tiến hành đổi mới căn bản phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật về quyền con người cho học viên. Trong quá trình giáo dục, đội ngũ giảng viên nên lựa chọn và có sự chuyển dần từ giáo dục theo kiểu truyền thống “phương pháp ký gửi” (tức là phương pháp truyền đạt thông tin một chiều) sang “phương pháp cùng tham gia” (người học có sự tham gia chủ động với các tình huống của bài học).

Như vậy, học viên là chủ thể chính, giảng viên chỉ đóng vai trò là người trợ giúp và khuyến khích học viên tham gia thảo luận, tìm tòi suy nghĩ và đóng góp ý kiến về bài giảng.

Hai là, tổ chức tốt nguồn nhân lực chất lượng cao; trang thiết bị vật chất đầy đủ cho giáo dục pháp luật về quyền con người trong các nhà trường Quân đội.

Giáo viên giảng dạy pháp luật giữ vai trò trung tâm trong giáo dục pháp luật về quyền con người cho các học viên trong các nhà trường Quân đội hiện nay. Cho nên, tăng cường công tác tổ chức cán bộ và bảo đảm vật chất cho giáo dục pháp luật về quyền con người có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đối với học viên.

Trong những năm tới, các cơ quan chức năng cần tham mưu cho thủ trưởng Bộ Quốc phòng những nội dung cơ bản như sau:

(1) Tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên pháp luật đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng;

(2) Xây dựng chương trình và triển khai kế hoạch thực hiện đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên pháp luật chuyên sâu về quyền con người tại các cơ sở đào tạo uy tín ngoài Quân đội;

(3). Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, tổ chức đoàn thể trong giáo dục pháp luật về quyền con người, nhất là Công đoàn, Hội Phụ nữ các cấp trong Quân đội.

Ba là, nghiên cứu đưa môn học Lý luận và pháp luật về quyền con người vào chương trình giáo dục – đào tạo chính thức trong các nhà trường Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đưa nội dung môn học Lý luận và pháp luật về quyền con người vào giảng dạy trong chương trình giáo dục tại các nhà trường quân đội là sự cần thiết có tính tất yếu khách quan; bởi lẽ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chủ động, tích cực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì quyền con người là những giá trị có tính tiền đề cần được cả xã hội và người dân nhất là thế hệ trẻ nhận thức đúng đắn.

Mặt khác, hiện nay, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “nhân quyền” (quyền con người) để thực hiện những âm mưu chống phá nhà nước Việt Nam và có những luận điệu vu khống đối với vấn đề nhân quyền (quyền con người) ở Việt Nam làm ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như mối quan hệ quốc tế của Việt Nam trên nhiều phương diện.

Do vậy, việc đưa vào giảng dạy, đào tạo có tính phổ cập pháp luật về quyền con người; góp phần nhằm nâng cao nhận thức cho các học viên có sự tiến bộ. Đồng thời, thông qua các chương trình giáo dục pháp luật về quyền con người ở Việt Nam, cũng góp phần để thế giới có thông tin, hiểu biết đầy đủ hơn về vấn đề nhân quyền (quyền con người) ở Việt Nam.

Đối với các nhà trường Quân đội có chuyên ngành đào tạo chuyên ngành luật, vì mục tiêu đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực này nên cần thiết phải có môn học độc lập về nhân quyền(quyền con người) và mang tính chất là môn học bắt buộc đối với học viên tất cả các khoa trong trường với nội dung bao gồm cả lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền con người trên cả bình diện quốc gia và quốc tế.

Đối với các nhà trường Quân đội đào tạo không chuyên luật, trước hết cần đưa nội dung giáo dục nhân quyền (quyền con người) vào chương trình giảng dạy như một môn học tự chọn để học viên có thể nghiên cứu nếu có nhu cầu.

Kết mở

Giáo dục pháp luật về quyền con người trong các nhà trường Quân đội là vấn đề còn mới mẻ nhưng hết sức cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học viên đào tạo trong các nhà trường Quân đội là tổng thể những hoạt động toàn diện, có hệ thống bao gồm những hoạt động giảng dạy, tập huấn, đào tạo và phổ biến thông tin pháp luật về quyền con người nhằm trang bị, mở rộng tri thức về quyền con người, tiến tới xây dựng một nền văn hóa quyền con người.

Đồng thời, các nhà trường quân đội thực hiện tốt việc giáo dục pháp luật về quyền con người đã góp phần tích cực thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân của Thủ tướng Chính phủ .

Vì vậy, các nhà trường cần nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của vấn đề này để từ đó có sự gắn kết giữa giảng viên (chủ thể giáo dục) – nhà quản lý (cán bộ chủ trì đơn vị quản lý học viên) – học viên (đối tượng được tiếp nhận giáo dục) cùng với các cơ quan chức năng nhằm hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo người sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”./.

Dương Văn Đại

Học viện Chính trị