【lịch cúp liên đoàn anh】Nỗ lực khắc phục sạt lở
作者:Nhà cái uy tín 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 18:21:37 评论数:
Thời gian gần đây,ỗlựckhắcphụcsạtlởlịch cúp liên đoàn anh trên địa bàn huyện Châu Thành thường xuyên xuất hiện nhiều vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Do đó, công tác khắc phục hậu quả đã và đang được ngành chức năng cùng người dân địa phương khẩn trương thực hiện.
Sạt lở bờ sông xảy ra thường xuyên đã tạo ra áp lực và lo lắng không nhỏ cho ngành chức năng cùng người dân trên địa bàn huyện Châu Thành.
Làm tốt phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”
Theo báo cáo của ngành chức năng huyện Châu Thành, từ đầu năm đến nay, toàn huyện xảy ra 36 điểm sạt lở bờ sông. Mặc dù tình hình sạt lở diễn ra nghiêm trọng và tăng nhanh về số vụ nhưng điều may mắn là không bị thiệt hại về người mà chỉ thiệt hại về đất, vật kiến trúc, hoa màu, lộ giao thông. Đặc biệt, công tác khắc phục hậu quả luôn được ngành chức năng từ huyện đến ấp và người dân khẩn trương thực hiện.
Theo đó, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng” nên ngay sau khi nhận được tin báo có vụ sạt lở xảy ra thì Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện đã nhanh chóng xuống hiện trường để phối hợp với UBND sở tại điều động dân quân tự vệ, công an và các đoàn thể cùng với người dân tham gia dọn dẹp điểm sạt lở; đồng thời thực hiện cắm biển cảnh báo sự nguy hiểm của đoạn sạt lở và khẩn trương thực hiện công tác khắc phục.
Cùng nhân công khắc phục lại đoạn sạt lở thuộc phần đất của gia đình, ông Lê Minh Bá Sơn, ở ấp Khánh An, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, thông tin: “Đoạn sạt lở dài hơn 20m, độ sâu từ mé sông vào lộ khoảng 4m, làm mất một phần lộ bê tông có bề ngang mặt đường 3,5m; từ đó gây không ít khó khăn cho việc đi lại của bà con. Tuy nhiên, điều đáng mừng là sau khi tôi điện thoại báo cáo tình hình cho chính quyền địa phương xong thì không lâu sau ngành chức năng của huyện, xã và ấp đã có mặt tại hiện trường để xác minh và đưa ra giải pháp khắc phục hậu quả. Nhờ nhanh chóng như vậy nên khoảng 10 ngày qua, công việc khắc phục đoạn sạt lở đã gần xong, qua đây giúp cho bà con an tâm hơn khi đi qua lại đoạn đường này”.
Ông Nguyễn Văn Kiệt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, cho biết: Trong số 32 điểm sạt lở thì đến nay Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Châu Thành cùng với ngành chức năng các địa phương và người dân có điểm sạt lở đã tiến hành khắc phục được 21 điểm. Các điểm còn lại cũng đang được khẩn trương khắc phục và dự kiến những ngày tới sẽ hoàn thành nhằm sớm ổn định đời sống và sinh hoạt của người dân, nhất là vấn đề ngăn lũ và đi lại. Trong quá trình triển khai khắc phục sạt lở, địa phương huy động tất cả nguồn lực, đặc biệt là bám theo tinh thần chỉ đạo “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”; đồng thời gắn với phương châm là khắc phục nhanh, hiệu quả và tiết kiệm kinh phí. Tuy nhiên, trong quá trình khắc phục hậu quả về sạt lở bờ sông thì địa phương đang gặp khó khăn về nguồn kinh phí nên cần có sự hỗ trợ từ tỉnh.
Nhận định nguyên nhân và đề ra giải pháp
Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Châu Thành, nguyên nhân chính xảy ra sạt lở bờ sông trên địa bàn huyện là do ảnh hưởng dòng nước chảy. Theo đó, hầu hết các tuyến sông, kênh, rạch tại địa phương đều có nhiều ngã ba, ngã tư và cong vẹo; trong khi cao độ của thủy triều từ mặt lộ đến đáy sông là 3-4m. Chính vì vậy, khi thủy triều lên và xuống thì tạo ra áp lực nước rất cao do tác động dòng chảy và tạo những dòng xoáy vào bờ sông gây sạt lở. Bên cạnh đó, địa chất đất ở Châu Thành rất yếu và thiếu tính liên kết nên dễ dàng bị xói mòn do ảnh hưởng dòng chảy.
Ông Trần Văn Khiêm, ở ấp Phú Trí B1, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, chia sẻ: Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có một nguyên nhân khác gây ra sạt lở là do tập quán sinh sống lâu đời của bà con là xây dựng nhà nằm cận kề ven sông; do đó khi địa phương thực hiện các tuyến lộ giao thông nông thôn thì đường nằm cận kề mé sông. Chính vì vậy, từ áp lực tải trọng của các loại xe lưu thông trên tuyến lộ lâu ngày kết hợp với dòng chảy mạnh thì những ngã tư, ngã ba, khúc sông cua quẹo sẽ là những điểm dễ xảy ra sạt lở.
Chính những nguyên nhân trên nên qua khảo sát mới đây, ngoài những điểm đã sạt lở từ đầu năm đến nay thì toàn huyện Châu Thành hiện còn có khoảng 27 tuyến có nguy cơ xảy ra sạt lở rất cao. Do đó, ngoài việc khẩn trương khắc phục các điểm đã sạt lở thì Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Châu Thành cũng đã và đang tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan của địa phương thực hiện cắm biển cảnh báo tại những điểm có nguy cơ sạt lở cao gắn với tuyên truyền, vận động để người dân biết và cùng với chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm hạn chế xảy ra sạt lở.
Chẳng hạn, ở những điểm có nguy cơ sạt lở cao thì người dân không nên xây dựng nhà, đồng thời chủ động đốn những cây cổ thụ nằm cặp mé sông để hạn chế tải trọng cho mé kênh, sông, rạch. Mặt khác, nông dân có thể tận dụng những vật dụng sẵn có ở địa phương để làm rào chắn gắn với nuôi giữ lục bình hoặc làm bờ kè sinh thái bằng việc trồng cây xanh như tràm, bần… nhằm hạn chế sóng tàu, ghe đi ngang đánh vào bờ gây sạt lở.
Ông Nguyễn Văn Kiệt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, cho biết: Để công tác phòng, chống sạt lở bờ sông có trọng tâm và đạt hiệu quả thì ngoài tổ chức tốt các giải pháp trên, hiện Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện đã khoanh vùng, xác định cụ thể những địa phương nằm trong diện có nguy cơ cao về sạt lở để chỉ đạo quyết liệt trong việc chủ động thực hiện tốt các giải pháp ứng phó. Cụ thể là trên địa bàn thị trấn Mái Dầm, thị trấn Ngã Sáu, xã Đông Phước, xã Đông Phước A, xã Phú Hữu và xã Phú Tân.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC