Theựcthihiệuquảcáctiêuchuẩnnôngnghiệphữucơquốctếnhận định beijing guoano chuyên gia tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, ở cấp độ quốc gia, hầu hết các nước trên thế giới đều có tiêu chuẩn hoặc quy định đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chế biến thực phẩm hữu cơ. Tại Việt Nam từ năm 2017 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tham gia, phối hợp cùng các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân liên quan xây dựng và công bố 8 TCVN về nông nghiệp hữu cơ.
Cụ thể bao gồm TCVN 11041-1:2017 về yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ; TCVN 11041-3:2017 về chăn nuôi hữu cơ; TCVN 12134:2017 về yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đối với một số sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đặc thù mang tính chủ lực của nền kinh tế, hiện đang có hoạt động sản xuất hữu cơ, Bộ KH&CN cũng đã công bố bổ sung thêm một số TCVN đặc biệt gồm TCVN 11041-5:2018 về gạo hữu cơ, TCVN 11041-6:2018 về chè hữu cơ, TCVN 11041-7:2018 về sữa hữu cơ, TCVN 11041-8:2018 về tôm hữu cơ.
Nhóm TCVN này được đánh giá là phù hợp với thực tế tại Việt Nam và cơ bản đã hài hòa nội dung với các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực. Cụ thể, trong TCVN 11041-2 về trồng trọt hữu cơ, Việt Nam khuyến khích người nông dân sử dụng phân chuồng từ cơ sở chăn nuôi hữu cơ để bón cho cây trồng của chính cơ sở đó. Trong khi đó, TCVN 11041-3 về chăn nuôi hữu cơ yêu cầu cơ sở chăn nuôi phải tự cung cấp tối thiểu 50% lượng thức ăn chăn nuôi (tính theo chất khô), bao gồm cả thức ăn từ các đồng cỏ tự nhiên lân cận hoặc thức ăn được liên kết sản xuất với cơ sở sản xuất hữu cơ khác trong khu vực. Đây cũng là yêu cầu then chốt được nêu trong các tiêu chuẩn hữu cơ trên thế giới như tiêu chuẩn của Liên đoàn Quốc tế các Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ (IFOAM), Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU)…