游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:40:20
Bài học phòng,ủđộngtrướcrủirotỷgiágiải bóng đá tây ban nha đêm nay tránh
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro của các DN có hoạt động XNK. Việc áp dụng có hiệu quả các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá không những giúp DN hạn chế thiệt hại về kinh tế mà còn tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh của một DN trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Nhận thức rõ vấn đề và trải qua nhiều bài học về rủi ro tỷ giá khi Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường theo cam kết của WTO, hiện nay nhiều DN đã quan tâm thỏa đáng đến hoạt động này.
Ông Nguyễn Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty XNK Nguyên Trung cho biết, mỗi năm công ty của ông XK 50.000 tấn nông sản các loại, do đó, việc sử dụng hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn là cách để DN tránh được những rủi ro tỷ giá. Ông Nguyễn Văn Nam cho biết, thông thường, DN XK dùng tiền VNĐ để mua nguyên vật liệu trong nước và sau khi xuất hàng đi, đối tác nước ngoài sẽ thanh toán bằng ngoại tệ. Rủi ro là ở chỗ thời gian thanh toán lại cách nhau vài tháng. Trong trường hợp giá ngoại tệ giảm vào ngày đối tác thanh toán, lợi nhuận của DN sẽ giảm xuống. Do đó, nếu DN ký hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro khi thanh toán.
Năm 2013, với sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước về sự ổn định tỷ giá cũng như diễn biến của tỷ giá ít biến động từ đầu năm đến nay, các DN XNK cũng bớt lo lắng hơn về khả năng biến động tỷ giá những tháng cuối năm. Tuy nhiên, hiện các DN đã thực sự chủ động với sự rủi ro này bởi DN đã nhận thức được rằng, việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá là rất quan trọng. Một DN chia sẻ bài học xương máu khi không sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hồi những năm 2005-2009. Khi đó, DN vay 1 triệu USD với thời hạn từ 1 năm và đã tổn thất khoảng 29.000USD mỗi năm do chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm vay và thời điểm trả nợ. Trước bài học của mình và để rút ra kinh nghiệm, DN này đã thực hiện một khảo sát quy mô nhỏ với các DN XNK khác. Kết quả cho thấy có 40% DN sử dụng công cụ phòng ngừa bất cứ khi nào có giao dịch phát sinh, 40% DN sử dụng khi giá trị giao dịch từ 500 nghìn USD trở lên và 16% DN sử dụng khi giá trị giao dịch từ 300 nghìn USD trở lên. Chi phí bình quân hàng năm cho sử dụng công cụ phòng ngừa của DN cũng chủ yếu dưới 100 triệu đồng và số DN có chi phí trên 500 triệu đồng chiếm khá ít, chỉ 10%. Với kết quả khảo sát về hiệu quả “85% DN giảm được đáng kể rủi ro và 10% DN giảm hoàn toàn rủi ro tỷ giá hối đoái”, DN này đã hoàn toàn yên tâm sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá từ năm 2011 đến nay.
Ngừa rủi ro để chớp thời cơ
Không chỉ đối với DN XNK, việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá cũng rất quan trọng đối với các DN tham gia vào những hoạt động có liên quan đến ngoại tệ như DN vay 1 triệu USD nói trên. Theo ông Phạm Hồng Hải, Phó Tổng giám đốc, Nghiệp vụ Ngân hàng toàn cầu, Kinh doanh vốn và ngoại hối HSBC Việt Nam, đối với những khoản vay có thời hạn dài, việc vay bằng ngoại tệ thường hấp dẫn hơn so với vay bằng tiền đồng. Tuy nhiên, những hợp đồng tín dụng ngoại tệ vay dài hạn thường áp dụng lãi suất thả nổi. Lãi suất vay thời gian sau này có thể cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất vay tại thời điểm ký hợp đồng. Vì vậy, việc tính toán chi phí đầu tư dự án trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến việc xác định hiệu quả đầu tư. Do đó, để phòng ngừa rủi ro này, DN có thể sử dụng công cụ hoán đổi tiền tệ giữa USD và tiền đồng và hoán đổi lãi suất USD. Công cụ hoán đổi tiền tệ sẽ giúp công ty chuyển nghĩa vụ thanh toán từ USD sang tiền đồng cho phù hợp với doanh thu mà không phải thay đổi chi tiết khoản vay. Trong khi đó, việc hoán đổi lãi suất USD sẽ giúp công ty chuyển nghĩa vụ trả lãi suất USD từ thả nổi sang cố định.
Hiện Việt Nam đang từng bước thực hiện lộ trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tự do hóa kinh tế bao gồm tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư và tự do hóa tài chính. Tiến trình tự do hóa tài chính tất yếu sẽ dẫn đến tự do hóa lãi suất, tự do hóa tỷ giá hối đoái. Các bước tự do hóa tài chính này vừa tạo ra thời cơ đồng thời cũng tạo ra thách thức mới cho nền kinh tế nói chung và cho các DN nói riêng. Đặc biệt, đến cuối năm 2018, nền kinh tế Việt Nam sẽ hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường như đã cam kết đa phương khi gia nhập WTO. Lộ trình này cho thấy DN XNK cần thiết phải có nhận thức về các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá nếu không muốn gặp những bất lợi trong hoạt động XNK của mình.
Song Trân
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接