Đây là nội dung chính được đưa ra tại Hội thảo Doanh nghiệp xã hội 2016 do Đại học Kinh tế quốc dân,ệpxãhộicầnnhiềuưuđãihơnđểpháttriểgatafe vs Viện Nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ (NIPTEX), Hội đồng Anh - Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 17/3, tại Hà Nội. Doanh nghiệp xã hội (DNXH) có hoạt động kinh doanh như mọi doanh nghiệp khác nhưng mang sứ mệnh giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Chính vì vậy khu vực doanh nghiệp này cần một hệ sinh thái đặc thù riêng để thúc đẩy sự phát triển tinh thần kinh doanh và sáng tạo xã hội. Một hệ sinh thái lý tưởng đến từ khung pháp lý ổn định, những chính sách phù hợp cho loại hình doanh nghiệp xã hội, chương trình đào tạo ươm mầm doanh nhân cũng như nhận thức đúng của công chúng về DNXH thông qua các hoạt động quảng bá và truyền thông… là điều kiện tốt để giúp DNXH phát triển tại Việt Nam. Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ những kinh nghiệm và bài học trong vấn đề phát triển DNXH. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chỉ ra những thách thức của Việt Nam trong quá trình phát triển khu vực DNXH. Theo Tiến sỹ Trần Đình Cung, ở Việt Nam, bản thân hệ sinh thái dành cho các doanh nghiệp nói chung còn chưa hoàn thiện, nói chi đến DNXH khi mà các doanh nghiệp này vẫn là một khái niệm rất mới mẻ. Được biết, hiện đã có hơn 200 DNXH chính thức đăng ký hoạt động và hàng nghìn doanh nghiệp khác có ý định trở thành DNXH. Các DNXH ở Việt Nam được mở ra dưới nhiều hình thức như trung tâm, câu lạc bộ, hiệp hội, công ty, hợp tác xã, trong đó trung tâm là hình thức phổ biến nhất do lợi thế về thủ tục pháp lý, những hỗ trợ về thuế và nguồn vốn. Nhìn chung, các DNXH còn có quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động kinh tế chưa cao, khả năng giải quyết các vấn đề xã hội còn thấp.
Tố Uyên |