【dự đoán pháp】Vietnam Airlines (HVN) vay nợ hơn tỷ USD, vốn chủ âm gần 11.600 tỷ đồng
Vietnam Airlines (HVN) vay nợ hơn tỷ USD,ợhơntỷUSDvốnchủâmgầntỷđồdự đoán pháp vốn chủ âm gần 11.600 tỷ đồng
Quý II/2023, Vietnam Airlines vẫn lỗ sau thuế 1.295 tỷ đồng, nối dài mạch lỗ 14 quý liên tiếp và vốn chủ sở hữu âm gần 11.600 tỷ đồng và khoản nợ vay gần 28.000 tỷ cho thấy những dấu hiệu báo động về tình hình tài chính của hãng hàng không quốc doanh.
Nối dài 14 quý thua lỗ liên tiếp
Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines, mã CK: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 với doanh thu thuần ghi nhận đạt 20.565 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu nhờ doanh thu vận tải hàng không tăng gần 23% lên 16.173 tỷ đồng.
Đây cũng là quý thứ 7 liên tiếp kể từ quý IV/2021, doanh thu của Vietnam Airlines liên tục tăng trưởng so với quý liền trước và cùng kỳ năm trước, phản ánh xu thế hồi phục của thị trường hàng không sau dịch.
Trong quý II/2023, giá vốn tăng trưởng chậm hơn doanh thu nên lãi gộp của Vietnam Airlines đạt 929 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ việc kinh doanh dưới giá vốn đã khiến công ty lỗ gộp 368 tỷ đồng.
Trong kỳ dù doanh thu tài chính giảm 33% so với cùng kỳ, xuống 93 tỷ đồng, nhưng chi phí tài chính cũng giảm 37%, xuống mức 723 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lần lượt 45% và 7% so với cùng kỳ, lên 959 tỷ đồng và 497 tỷ đồng.Kết quả, sau khi trừ chi phí, Vietnam Airlines báo lỗ sau thuế 1.295 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 2.551 tỷ đồng. Lỗ sau thuế của công ty mẹ là 1.362 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ ròng 2.555 tỷ đồng).
Như vậy, Vietnam Airlines đã lỗ ròng 14 quý liên tiếp, kể từ quý I/2020.Tổng nợ vay của hãng bay này cuối quý II là 27.987 tỷ đồng, chiếm hơn 47% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 15.958 tỷ còn 12.029 tỷ là vay dài hạn song không được thuyết minh chi tiết.
Nửa đầu năm, Vietnam Airlines vay tổng cộng 16.430 tỷ đồng thời trả nợ gốc vay 15.468 tỷ đồng và trả nợ gốc thuê tài chính 1.256 tỷ. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong 6 tháng là 777 tỷ, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái dù nợ vay có xu hướng giảm qua từng quý trong bối cảnh lãi suất VND đã tăng cao từ 6 tháng cuối năm 2022 và mới chỉ bắt đầu giảm dần vào cuối quý II/2023. Tại ngày 30/6, Vietnam Airlines có tổng cộng 3.871 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn.
Tài sản ngắn hạn cuối quý II của Vietnam Airlines là 13.281 tỷ trong khi nợ ngắn hạn lên tới 57.274 tỷ đồng tức vốn lưu động âm 43.993 tỷ đồng, báo động về khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.Việc liên tục thua lỗ khiến vốn chủ sở hữu tính tới cuối quý II của hãng bay này âm 11.598 tỷ, trong đó hãng bay này lỗ luỹ kế 35.667 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines dương 993 tỷ, dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 126 tỷ và dòng tiền từ hoạt động tài chính âm 493 tỷ do tăng trả nợ. Kết quả, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương 463 tỷ.
Cổ phiếu HVN đứng trước nguy cơ huỷ niêm yết
Theo lý giải của Vietnam Airlines, trong thời gian qua, do thị trường vận tải từng bước phục hồi và Vietnam Airlines tiếp tục chủ động triển khai hàng loạt các giải pháp ngắn hạn và dài hạn như điều hành linh hoạt cung ứng tải vận chuyển, cắt giảm tối đa chi phí, đàm phán giảm giá dịch vụ... giúp mức lỗ quý II/2023 giảm so với quý II/2022.
Tuy nhiên, do tính mùa vụ, quý II là quý thấp điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên kết quả sản xuất kinh doanh của công ty kém hiệu quả hơn so với quý I.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh vận tải vẫn chưa cân bằng được thu chi do thị trường quốc tế chưa phục hồi hoàn toàn đặc biệt là các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và các yếu tố rủi ro tài chính và chi phí đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá, lãi suất vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh. Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo cáo mẹ và hợp nhất 6 tháng 2023 chỉ đạt khoảng 6,4% doanh thu.
Trên thị trường, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đang nằm trong diện bị hạn chế giao dịch sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chính Minh (HoSE) công bố quyết định đưa hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines từ diện kiểm soát sang diện bị hạn chế giao dịch kể từ ngày 12/7, chỉ được giao dịch phiên chiều. Lý do là Vietnam Airlines chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2022, quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Nếu báo cáo kiểm toán cho thấy Vietnam Airlines vẫn lỗ trong năm 2022 (lỗ 3 năm liên tiếp) và vốn chủ tiếp tục âm, cổ phiếu HVN có thể bị hủy niêm yết. Trước đó, HOSE cũng từng lưu ý về khả năng hủy niêm yết HVN.
Trong báo cáo giải trình về biến động lợi nhuận sau thuế quý II/2023, Vietnam Airlines cho biết, hiện Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam đã cơ bản hoàn tất các thủ tục kiểm toán liên quan đến sự kiện phát sinh sau ngày khóa số trước ngày phát hành báo cáo tài chính và Vietnam Airlines đang khẩn trương hoàn thiện, phát hành BCTC kiểm toán năm 2022 trong thời gian tới.
Hiện, hãng khai thác đội tàu bay lớn nhất với khoảng 125 chiếc. Với tham vọng nâng đội tàu bay lên khoảng 166 - 186 chiếc tới năm 2030 thì câu chuyện nguồn vốn với Vietnam Airlines càng trở nên khó khăn.Vietnam Airlines cho biết đã hoàn thành Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025, đã báo cáo cổ đông và cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đề án, trong năm 2023 và các năm tiếp theo, tổng công ty sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở hữu hợp nhất như tăng cường thích nghi và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh; tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Để có thêm dòng tiền hoạt động, Vietnam Airlines đã thông báo thanh lý một loạt tàu bay, có kế hoạch thoái vốn Skypec hay Pacific Airlines.
Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, cho biết 6 tháng đầu năm, thị trường hàng không nội địa cơ bản phục hồi tốt, vượt 8% so với trước dịch năm 2019. Tuy nhiên, thị trường quốc tế mới chỉ phục hồi khoảng 60% so với trước dịch, thậm chí một thị trường lớn như Trung Quốc thì lượng khách đến mới chỉ phục hồi 9%.Người đứng đầu hãng hàng không quốc doanh nhận định 6 tháng cuối năm ngành hàng không còn rất nhiều khó khăn. Trong đó, mâu thuẫn địa chính trị giữa Nga - Ukraine khiến giá nhiên liệu xăng dầu tăng nhanh, có lúc tăng gấp đôi trước dịch, trong khi nhiên liệu chiếm 60% chi phí hàng không.