【đội hình hà lan mạnh nhất mọi thời đại】Tham gia các FTA, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong liên kết kinh tế
Phiên họp thứ 49 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
Từ khi Việt Nam tham gia WTO từ tháng 1/2007 đến nay,ácFTAViệtNamtrởthànhmắtxíchquantrọngtrongliênkếtkinhtếđội hình hà lan mạnh nhất mọi thời đại việc thực thi các FTA đã góp phần thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 350%, độ mở của nền kinh tếliên tục tăng, năm 2019 tăng trên 200%.
Đó là những con số được dẫn để minh chứng cho nhận định của đoàn giám sát về “Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên”- nội dung vừa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp 49.
Đánh giá chung tác động của các FTA, báo cáo giám sát nêu, qua 25 năm tham gia các FTA, có thể nói Việt Nam đã tham gia nhiều FTA có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm hơn 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.
Việc Việt Nam tham gia các FTA trong thời gian qua là phù hợp với chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa; góp phần tăng cường sự đan xen lợi ích trong mối quan hệ với các đối tác; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tranh thủ sự ủng hộ của các nước đối tác, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.
Việc tham gia các FTA cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, gia tăng xuất siêu cũng như thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.
"Nền kinh tế tăng trưởng cao, vững chắc với mức tăng trưởng GDP 6-7%, trong khi nền tảng kinh tế vĩ mô được duy trì tốt và ngày càng được củng cố; lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo; đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới " - sau nhân định này đoàn giám sát đã dẫn những con số ở đầu bài viết để minh chứng.
Cùng với đó, kết quả giám sát còn cho thấy, các FTA còn góp phần quan trọng, tạo môi trường đầu tưthông thoáng, thu hút được nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn, có tiềm năng từ các nước trong khu vực và thế giới; đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của mỗi địa phương, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống.
Người tiêu dùngtại Việt Nam cũng có được lợi ích từ việc được tiếp cận với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao từ các đối tác FTA của Việt Nam. Việc tham gia các FTA cũng tạo động lực để Việt Nam hoàn thiện thể chế, khung pháp lý, thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, tiếp cận các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để nâng cao năng lực quản lý và giám sát, cải cách doanh nghiệpnhà nước và mua sắm công; cải cách thủ tục hành chính.
"Những kết quả đem lại từ việc tham gia các FTA của Việt Nam trong những năm qua chính là kết quả của cả quá trình đổi mới quan điểm đối ngoại về hội nhập quốc tế trong hơn ba thập kỷ qua và làm cơ sở định hình cho chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, hướng đến những phát triển mới về chất sau này" - đoàn giám sát nhận định.
Tuy nhiên, đoàn giám sát cũng chỉ rõ, việc tham gia các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện như CPTPP và EVFTA không chỉ mang lại cơ hội mà kèm theo những rủi ro và thách thức.
Những thách thức được kể ra sau đó bao gồm: thách thức về tăng trưởng kinh tế; về hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế; thách thức trong việc thực thi các cam kết trong những lĩnh vực mới chưa có trong các FTA trước đây như lao động, công đoàn, môi trường.
Thách thức còn đến từ việc phá sản của một bộ phận doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu, kéo theo đó là vấn đề thất nghiệp; thách thức về bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế.
Đồng thời, nhận thức của người dân và doanh nghiệp về những cơ hội do FTA mang lại còn hạn chế, gây ra khó khăn trong quá trình triển khai và nắm bắt cơ hội, đoàn giám sát nhận định.
"Mặt trái" của hội nhập, đặc biệt là trong thu hút FDI cũng là thách thức được nhắc đến tại phiên thảo luận chiều 12/9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Băn khoăn về công nghệ, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đặt vấn đề, mặc dù pháp luật của Việt Nam quy định về chuyển giao công nghệ đều yêu cầu đưa công nghệ cao, tiên tiến nhất ở thời điểm đó khi đầu tư vào Việt Nam, nhưng có phải các nước đều thực thi đúng như vậy không?
Phải xem lại tại sao có những quốc gia chủ yếu lại đưa công nghệ thấp vào nước ta, dù nước họ có công nghệ cao hơn gấp nhiều lần, tại sao cùng dự ánấy thì công nghệ cao của nước ngoài làm rất đẹp rất trơn tru, nhưng khi vào nước mình thì lại kéo dài năm nay qua năm khác, nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác. Đó là do pháp luật chưa chặt chẽ, do thực thi hay cho quan hệ ABC nào đó? - ông Dũng nêu hàng loạt câu hỏi.
Sau khi hoàn thiện thêm một bước, báo cáo kết quả giám sát sẽ được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, khai mạc ngày 20/10 tới.