【vizela vs】TP. Hồ Chí Minh: Nguồn cung giảm, giá rau xanh neo cao

Giá rau xanh Đà Lạt tăng vọt,ồChíMinhNguồncunggiảmgiávizela vs nhà vườn xuống giống trở lại Thị trường rau xanh Hà Nội tăng mạnh Thị trường hàng hóa mùng 6 Tết Quý Mão: Giá rau xanh tăng gấp đôi

Giá tăng cao

Thị trường thực phẩm sau Tết Nguyên đán ổn định, tuy nhiên giá nhiều mặt hàng rau củ quả và thủy hải sản vẫn còn neo mức cao. Ghi nhận tại nhiều chợ dân sinh trên địa bàn như chợ Thanh Đa (quận Bình Thạnh), chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh), chợ Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), chợ Bình Triệu (TP. Thủ Đức)… hầu hết các quầy sạp bán thịt, thủy hải sản, rau củ, trái cây đã mở cửa trở lại. Giá các mặt hàng rau, củ quả cao hơn 30-50%, thủy hải sản tươi sống tăng 20-30% so với ngày thường.

Cụ thể tại chợ Bình Triệu (TP. Thủ Đức), bắp cải 25.000 đồng/kg, rau cần 25.000 đồng/ bó; rau cải xanh, rau muống đều tăng gấp đôi, lên 15.000 đồng mỗi bó. Súp lơ xanh tăng 10.000 đồng, từ 15.000 lên 25.000 đồng/bông. Cà chua cũng tăng từ 30.000 đồng lên 40.000 đồng/kg, dưa leo và khổ qua 20.000 - 25.000 đồng/kg...

Chị Lương Thu Minh (TP. Thủ Đức) cho biết, mặc dù giá này đã thấp hơn một chút so với mấy ngày ra Tết nhưng theo chị vẫn là rất cao vì hiện nay đã là ngày thường nhưng giá vẫn cao như Tết.

TP. Hồ Chí Minh: Nguồn cung giảm, giá rau xanh neo cao
Nhiều mặt hàng rau, củ neo ở mức cao do nguồn cung thiếu hụt

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến mức giá cao, bà Nguyễn Thị Xuân, tiểu thương bán rau tại chợ Bình Triệu (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, nhiều loại rau nhu cầu cao như dưa leo, bầu, bí, cà chua… do nhà vườn đã thu hoạch lượng lớn để bán trước và trong Tết nên giờ hụt hàng, đẩy giá tăng. Cùng với đó, năm nay thời tiết tại miền Tây mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh, côn trùng phát triển gây hại ảnh hưởng đến năng suất rau màu. Cung không đủ cầu nên nông dân bán cho thương lái được giá cao, khi đến tay người tiêu dùng giá có thể chênh lệch từ 15-30%.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây người dân chuyển sang thích đồ ăn chay nên những ngày này mặt hàng rau quả quả, thực phẩm chay phục vụ cúng lễ ngày Rằm tháng Giêng bắt đầu sôi động.

Thông tin từ chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, lượng rau quả nhập chợ ngày 1-2 đạt hơn 3.100 tấn, tăng hơn 500 tấn so với cuối tuần trước, và hơn 600-700 tấn so với mức bình quân ngày thường.

Lượng hàng tăng nhưng nhu cầu không còn quá cao nên giá bán sỉ nhiều mặt hàng tại chợ đã hạ nhiệt so với trước Tết Nguyên đán song vẫn còn ở mức cao so với ngày thường.

TP. Hồ Chí Minh: Nguồn cung giảm, giá rau xanh neo cao
Các mặt hàng trái cây, đò cúng rằm tháng Giêng cũng bắt đầu sôi động

Tương tự, theo đại diện chợ đầu mối Hóc Môn, lượng thịt heo nhập chợ tăng dần và về gần bằng mức bình thường với hiện đạt hơn 4.300 con/đêm. Giá bán duy trì ở mức thấp với heo mảnh (đã mổ, không đầu) từ 73.000 - 83.000 đồng/kg, tùy loại; heo pha lóc giá phổ biến như đùi rọ, giò, cốt lết 74.000 đồng/kg, nạc dăm 90.000 đồng/kg...

Tại chợ Bình Điền tương đối ổn định, riêng hải sản tăng 10-30%, có mặt hàng như cá kèo, tôm sú, ốc Hương tăng khoảng 40%... Như tôm sú tăng 110.000 đồng, từ 280.000 lên 390.000 đồng/kg; ốc Hương Phan Ri tăng từ 380.000 lên 490.000 đồng/kg, tôm càng xanh giá 250.000 - 500.000 đồng/kg tùy loại; tôm thẻ chân trắng 150.000 - 250.000 đồng/kg...

Sức mua vẫn yếu

Theo các tiểu thương, sức mua tại chợ những ngày sau tết chưa cao, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau, củ quả. Riêng mặt hàng các loại rau xanh, thủy hải sản do nguồn cung khan hàng nên đẩy giá tăng cao.

Bà Thanh Hà, tiểu thương tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) cho biết, khách tới chợ chủ yếu mua rau củ nhưng sức giảm khoảng 30-40% so với ngày thường. Thời điểm sau Tết thường vắng khách nên tôi chỉ nhập hàng về đủ bán.

Theo ông Thái Bình Sơn - Trưởng Ban quản lý chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), tổng số sạp của chợ là gần 1.700 nhưng chỉ có hơn 1.000 sạp đang hoạt động. Do kinh doanh gặp khó nên tiểu thương thu hẹp hoạt động.

Sau Tết, nhiều tiểu thương mở cửa kinh doanh sớm để phục vụ nhu cầu mua sắm, lễ cúng của người dân nhưng sức mua rất yếu, lượng khách đi chợ vẫn khá vắng. Ban quản lý chợ đang đẩy mạnh tập huấn để tiểu thương kinh doanh trực tiếp và trực tuyến, đồng thời sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất để thu hút khách đến chợ nhiều hơn.

Trong khi đó, ông Lê Quang Thiện - Trưởng ban quản lý chợ Tân Định (quận 1) - cho biết hiện gần 90% trong tổng số 934 sạp tại chợ đã mở bán trở lại. Đặc biệt các nhóm hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu như thực phẩm tươi sống, chế biến gần như hoạt động bình thường, lượng hàng dồi dào nên đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
下一篇:Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini