'Ngã rẽ' từ năm thứ nhất đại học
Đặng Lê Hiếu Nguyên (sinh năm 2000) là cựu học sinh chuyên Toán,ànhhọcbổngtiếnsĩcủatrườngđạihọcMỹkhichưatốtnghiệbondawap Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM). Nguyên từng giành nhiều thành tích ở bộ môn này, trong đó có giải Nhất tại kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 12.
Trúng tuyển vào Đại học Houston (Mỹ), Nguyên từng nghĩ mình sẽ thử sức với ngành Hóa sinh vì mong muốn được trở thành dược sĩ. Tuy nhiên, sau một kỳ học, cậu nhận thấy ngành này không phù hợp với mình.
Vốn có khả năng về Toán, Nguyên được thầy cô định hướng nên chuyển sang ngành Kỹ thuật Hóa học – ngành có thể vận dụng những kiến thức sâu cả về Toán, Lý, Hóa, Sinh để giải quyết các vấn đề trong quy trình sản xuất.
“Quả thực, ngành học này ứng dụng kiến thức Toán khá nhiều. Điều đó đã mở ra cho em một số cơ hội”, Nguyên nói.
Học kỳ mùa hè năm 2021, Nguyên là sinh viên đạt điểm cao nhất tại lớp Những phương pháp Toán học cho Kỹ sư hóa. Thành tích của cậu sinh viên người Việt khiến vị giáo sư phụ trách môn ấn tượng. Trong một lần trò chuyện với giáo sư và trình bày định hướng của bản thân, Nguyên được giáo sư nhận vào lab (phòng thí nghiệm hay phòng thực nghiệm), cùng tham gia nghiên cứu về các dự án liên quan đến năng lượng địa nhiệt.
Dựa trên mô hình đơn giản hóa, Nguyên cùng các thành viên tại lab đã xây dựng một mô phỏng tương tác trong Toán học, tạo ra tốc độ khai thác nhiệt, nhiệt độ nước ở đầu ra và tốc độ dòng nước.
Vừa tham gia nghiên cứu, Nguyên vừa viết báo cáo và tạo mô hình 3D. Dự án này sau đó đã được chọn để tham dự Hội nghị chuyên đề nghiên cứu được tổ chức hàng năm bởi Đại học Rice và được đánh giá cao.
Ngoài việc nghiên cứu, trong quá trình học tập tại trường, Nguyên nhiều lần nằm trong top những sinh viên có điểm cao nhất hoặc điểm xuất sắc tại các môn học chính.
10X từng tham gia phỏng vấn cho vị trí trợ giảng ở bộ môn Thủy động lực học. Nhờ đưa ra một kế hoạch giảng dạy bài bản, cậu sinh viên người Việt được trường nhận vào đội ngũ hỗ trợ giảng dạy.
“Em luôn tâm niệm dù giảng dạy chủ đề gì, mình cũng sẽ cố gắng hướng dẫn giống như việc giải một bài toán khó, cứ từng bước, từng bước gỡ khó”.
Trong suốt 2 năm tham gia trợ giảng tại trường, có những bạn sinh viên nói với em rằng: Trước khi bước vào lớp, bạn không biết phương trình này đến từ đâu, cách sử dụng thế nào. Nhưng sau khi nghe em giảng, bạn đã có thể ứng dụng thuần thục. Đó có lẽ là một trong những động lực lớn nhất khiến em mong muốn được tham gia giảng dạy sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ”, Nguyên nói.
Ngoài thời gian nghiên cứu và học tập, Nguyên còn là gia sư tình nguyện thuộc Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS). Mỗi tuần, 10X thường dành khoảng 4 – 5 tiếng để hỗ trợ giảng dạy bộ môn Hóa cho các sinh viên có nhu cầu.
Hành trình ứng tuyển học bổng tiến sĩ
Những năm tháng miệt mài trên đất Mỹ, Nguyên biết ơn người thầy của mình – vị giáo sư hướng dẫn trực tiếp không ngần ngại cho em cơ hội tham gia vào lab năng lượng địa nhiệt.
“Thầy đã cho em rất nhiều lời khuyên, luôn tận tâm giải đáp mỗi khi em gặp vướng mắc. Có những khi nghiên cứu, suốt hai tuần em không tìm ra được lỗi sai cho phương trình đang làm, em cũng từng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Tuy nhiên, thầy luôn động viên em rằng, hãy cứ bình tĩnh, làm từng bước một, từng dòng một.
Hay khi em trì hoãn vì có quá nhiều thứ phải làm, thầy cũng dạy em rằng, nếu việc nào dưới 30 phút có thể hoàn thành nên làm trước. Khi đã làm hết những việc dễ, mình sẽ có động lực và sự tập trung để làm những việc phức tạp hơn”.
Không chỉ tận tâm hỗ trợ cậu sinh viên người Việt trong nghiên cứu và các vấn đề học thuật, vị giáo sư này còn giới thiệu cho Nguyên những bài hát kinh điển của Hy Lạp ở những thập niên 80.
Chính thầy cũng là người giúp cậu nhận ra rằng: “Một cánh cửa khép lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra”, đồng thời động viên Nguyên nên tiếp tục học lên bậc cao hơn.
"Trước đó, thầy nói từng giao dự án này cho một nghiên cứu sinh cao học, tuy nhiên người ấy đã không thành công tìm ra công thức toán cuối cùng. Nhưng, em đã hoàn thiện được công thức này”.
Nhìn thấy tiềm năng của Nguyên, giáo sư động viên cậu nên tiếp tục thử hết sức mình, ở những dự án khó hơn. Đó cũng là động lực khiến Nguyên quyết định ứng tuyển học bổng tiến sĩ, nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực năng lượng địa nhiệt.
Cuối tháng 3 vừa qua, Đặng Lê Hiếu Nguyên nhận được tin vui khi trúng tuyển vào 4 trường đại học hàng đầu của bang Texas, gồm: Rice University, Texas A&M, University of Texas at Austin, University of Houston và được cả 4 trường cấp học bổng toàn phần bao gồm học phí, chi phí sinh hoạt và các hỗ trợ tài chính khác trong vòng 5 năm.
“Em nghĩ, dù làm bất kỳ điều gì, sự kiên trì đôi khi quan trọng hơn trí thông minh. Khi học ở bậc tiến sĩ, việc nghiên cứu cũng đòi hỏi phải đọc những bài báo với các khái niệm khá mới. Sự kiên trì, chăm chỉ tìm tòi sẽ giúp bản thân có những phát hiện mới của riêng mình”.
Từng vào đại học với tấm ‘vé vớt’, 9X giành học bổng danh giá châu ÂuGiành học bổng Erasmus Mundus của Liên minh châu Âu là điều Nhất chưa từng nghĩ tới vào thời điểm 6 năm trước, khi cậu vẫn đang hoang mang “Liệu có nên tiếp tục hay bỏ học”?