Mục đích của Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam nhằm tạo ra diễn đàn chia sẻ,ướngthiếtkếvàxâydựngxanhởViệtNamngàycàngpháttriểsoi kèo crystal palace vs fulham trao đổi thông tin, kinh nghiệm về xây dựng cơ chế chính sách; các công nghệ, sản phẩm, thiết bị, vật liệu mới nhằm phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng; thúc đẩy dự án phát triển đô thị theo hướng giảm tác động đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên.
Toàn cảnh sự kiện Công trình xanh Việt Nam. Ảnh: T.N |
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, đây là sự kiện đánh dấu sự phối hợp tổ chức đầu tiên tại Việt Nam giữa Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và Bộ Xây dựng nhằm hưởng ứng Tuần lễ Công trình xanh Thế giới 2020 do Hội đồng Công trình xanh thế giới tổ chức thường niên từ 21 - 25/9.
Các dự án trình diễn của UNDP về ứng dựng các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong công trình mới và công trình cải tạo cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt được từ 25 - 67% /công trình, với chi phí gia tăng từ 0 - 3% tổng mức đầu tư.
Tuy nhiên, theo thống kê hiện tổng số công trình xanh được chứng nhận tại Việt Nam mới chỉ khoảng 150 công trình - một con số khá khiêm tốn trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Việc hướng tới tổ chức Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam hàng năm sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong việc thúc đẩy sự phát triển các công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng.
Cũng tại sự kiện, bà Phạm Thúy Loan – Phó Viện trưởng Viện kiến trúc Quốc gia – Bộ Xây dựng cho biết, từ khái niệm công trình xanh ban đầu, thế giới liên tục nâng cao chuẩn xanh, và phát triển các mô hình thiết kế và xây dựng mới ngày càng hiệu quả về tài nguyên và môi trường.
Việc đo lường các mức độ xanh một cách chính xác cụ thể đặt ra yêu cầu về tiêu chí và công cụ đánh giá. Do đó, đồng hành với phong trào xanh hoá xây dựng ở các nước là sự ra đời các Bộ công cụ đánh giá - chứng nhận công trình xanh, bao gồm các bộ tiêu chí, cách thức đo lường đánh giá và quy trình đánh giá chứng nhận.
Hiện đã có trên 100 quốc gia thành lập Hội đồng Công trình xanh, xây dựng hoặc áp dụng hệ thống tiêu chí công trình xanh của mình, thực hiện các chính sách, các biện pháp đẩy mạnh phát triển công trình xanh và đã có hàng trăm nghìn công trình xây dựng đã được đánh giá và chứng nhận.
Theo bà Loan, xu hướng thiết kế và xây dựng xanh ở Việt Nam cũng đã xuất hiện và ngày càng phát triển ở nước ta. Các kiến trúc sư hiện nay đã có nhiều sáng tạo trong thiết kế các ngôi nhà ngày càng “xanh” hơn: thông thoáng hơn, nhiều cây xanh hơn, cách nhiệt tốt hơn. Đây chính là nhóm giải pháp thiết kế thụ động (không dùng thiết bị, công nghệ, mà bằng các giải pháp thiết kế thi công để cải tạo vi khí hậu). Hầu hết những ngôi nhà truyền thống ở Việt Nam có dạng thiết kế thụ động, ứng phó với vấn đề khí hậu rất thông minh.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiên phong thực hiện các công trình xanh cho các dự án đầu tư xây dựng hoặc cải tạo quy mô lớn công trình sử dụng vốn công. Thúc đẩy công trình xanh tại các địa phương bằng cách nâng cao vai trò của chính quyền địa phương. Xây dựng khung hướng dẫn ưu đãi thực hiện công trình xanh thuộc khu vực đầu tư vốn tư nhân, xây dựng bằng các cơ chế ưu tiên, ưu đãi liên quan quan đến tài chính/phi tài chính; thông tin, tuyên truyền về công trình xanh, quản lý và vận hành công trình xanh.
Đặc biệt, đào tạo nhân lực và nâng cao năng lực thiết kế và công nghệ, công trình và các giải pháp xanh là một trong những yêu cầu thiết yếu, chuẩn bị cho định hướng một Việt Nam xanh./.
Văn Tuấn