Tại phiên tòa sáng nay,ựuBộtrưởngVũHuyHoàngmệtmỏihầutòachốitráchnhiệkèo nhà cái 88.com cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tỏ ra mệt mỏi, khiến vị chủ tọa phải có ý kiến: “Bị cáo Hoàng nếu sức khỏe không đảm bảo có thể lên chỗ chăm sóc y tế”. Ngay sau đó, ông Hoàng chậm chạp rò từng bước đi khỏi vị trí dành cho các bị cáo. Theo cáo trạng, bị cáo Vũ Huy Hoàng, nguyên Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và bị cáo Phan Chí Dũng (cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Bộ Công Thương) đã có ý kiến chỉ đạo đối với các cán bộ cấp dưới thuộc Bộ Công Thương và Sabeco. Việc chỉ đạo diễn ra trong quá trình Sabeco thực hiện các thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền của Sabeco để thành lập Công ty liên doanh Sabeco Pearl cùng với các doanh nghiệp tư nhân để đầu tư thực hiện dự án kinh doanh bất động sản tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng. | Ông Vũ Huy Hoàng được dìu vào tòa. Ảnh Đình Hiếu |
Sau khi Sabeco Pearl được UBND TP.HCM công nhận chủ đầu tư, cho thuê đất và chấp thuận bổ sung chức năng officetel và căn hộ ở cho dự án, các bị cáo Vũ Huy Hoàng, Phan Chí Dũng và bà Hồ Thị Kim Thoa đã chỉ đạo Sabeco thoái toàn bộ vốn góp (chuyển nhượng vốn) của Sabeco trong dự án này cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh. Từ đó, hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 6.080m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng có giá trị hơn 3.816 tỷ đồng là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân trái pháp luật, gây thiệt hại, thất thoát đặc biệt lớn cho Nhà nước. Cáo trạng cho rằng, tại cuộc họp ngày 29/3/2016 do ông Hoàng chủ trì, ông Võ Thanh Hà (Chủ tịch HĐQT, phụ trách bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco) báo cáo kết quả thẩm định giá của Công ty TNHH Chứng khoán ACB. Tại thời điểm đó, dự án đã được UBND TP chấp thuận bổ sung chức năng căn hộ để ở, nhưng bị cáo Hoàng cho rằng, giá trị cổ phần là 14.433 đồng/cổ phần là giá giả định trong tương lai khi khu đất có chức năng căn hộ ở và quyết định giá khởi điểm để thực hiện thoái vốn là 13.247đồng/cổ phần. Điều này thể hiện trong Thông báo số 140/TB-BCT ngày 31/3/2016 thông báo kết luận của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tại cuộc họp về việc thoái vốn của Sabeco. Ngày 30/3/2016, ông Phan Chí Dũng ký báo cáo gửi cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, trong đó nêu, giá 14.433 đồng/cổ phần là giá giả định trong tương lai khi dự án mở rộng, tăng thêm mục đích sử dụng, không phải là giá tại thời điểm hiện tại. Vì vậy giá đó không khả thi và đề xuất lấy giá 13.247 đồng/cổ phần làm giá sàn để thực hiện thoái vốn. Thực tế, ngày 22/9/2015 cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín đã ký ban hành số công văn về việc chấp thuận điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc xây dựng công trình tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, bổ sung chức năng officetel và căn hộ ở. Nên về mặt pháp lý đã làm giá trị của khu đất tăng lên, không phải là giá giả định. Ngày 1/4/2016, bị cáo Phan Chí Dũng đã dự thảo và tham mưu cho bị can Hồ Thị Kim Thoa ký công văn chỉ đạo HĐQT Sabeco lấy giá 13.247 đồng/cổ phần làm căn cứ thoái vốn. Ngày 14/6/2016, Sabeco và Chi nhánh Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt tổ chức bán đấu giá cổ phần của Sabeco tại Sabeco Pearl cho các cổ đông sáng lập với giá sàn tiến hành đấu giá là 13.247 đồng/cổ phần. Kết quả Công ty Attland đã trúng đấu giá 14.733.342 cổ phần, với giá 13.347 đồng/cổ phần, thành tiền là hơn 196 tỷ đồng. Đến ngày 26/8/2016, ông Dũng dự thảo, tham mưu cho ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương ký công văn có nội dung: Việc thực hiện đấu giá công khai giữa các cổ đông sáng lập của Sabeco Pearl là phù hợp và đề nghị thực hiện các quy định của pháp luật để phê duyệt kết quả đấu giá theo thẩm quyền. Căn cứ vào chỉ đạo của Bộ Công Thương, ông Võ Thanh Hà ký ban hành Nghị quyết phê duyệt kết quả đấu giá chuyển nhượng cổ phần của Sabeco tại Sabeco Pearl. Sau đó, Sabeco nhận tiền chuyển nhượng cổ phần hơn 196 tỷ đồng và rút khỏi liên doanh Sabeco Pearl. Lời khai cựu Bộ trưởng Tại tòa, ông Vũ Huy Hoàng khai, cuộc họp ngày 29/3/2016 bàn về nhiều vấn đề của Sabeco, trong đó có nhắc đến chủ trương thoái vốn và xây dựng trụ sở trong trường hợp Sabeco thoái vốn, nhưng đó không phải cuộc họp về thẩm định giá thoái vốn. | Ông Vũ Huy Hoàng |
Vẫn theo lời khai của ông Hoàng, tại cuộc họp này, ông Võ Thanh Hà trình bày phương án sơ bộ thoái vốn, có phương án về giá. “Tôi yêu cầu chọn giá nào cũng phải đảm bảo đúng pháp luật, bảo đảm tối đa vốn nhà nước”, ông Hoàng khai. Trả lời thẩm vấn của luật sư, ông Phan Đăng Tuất (nguyên Chủ tịch HĐQT, phụ trách Bộ phận quản lý vốn Nhà nước) trình bày: "Những việc tôi làm đều có ý kiến của Bộ Công Thương". Suốt thời gian thực hiện dự án, ban đầu Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải phụ trách. Sau đó, đến Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Những cuộc họp với Bộ phận quản lý vốn Nhà nước đều do Thứ trưởng Thoa chủ trì. “Thời điểm đó, tôi không gặp Bộ trưởng và không nhận được chỉ đạo từ Bộ trưởng”, lời ông Tuất. Mắc kẹt vì ôm khu "đất vàng" liên quan vụ Sabeco"Khi tham dự tòa, tôi mới phát hiện nhiều tình tiết diễn ra giữa các cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau, không liên quan đến chúng tôi”, lời người đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Quảng trường Mê Linh. |