Tăng thu,ầuhếtcáctậpđoàntổngcôngtycósaisótvềhạchtoántàisảsoi keo nha cái giảm chi hàng nghìn tỷ đồng qua kiểm toán
Theo đánh giá của KTNN, kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2015 về niên độ ngân sách 2014 của KTNN trong năm 2016 cho thấy, hầu hết các đơn vị được kiểm toán đã chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của KTNN.
Cụ thể hơn, KTNN kiến nghị xử lý tài chính thực hiện đến 31/12/2016 là 15.794 tỷ đồng, đạt 75,6% tổng số kiến nghị (năm 2013 đạt 63,1%, năm 2014 đạt 64,3%), trong đó tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước (NSNN) 10.195 tỷ đồng, đạt 82,3% (năm 2013 đạt 66,2%, năm 2014 đạt 75%). KTNN cũng cho biết, trong năm nay, con số thực hiện kiến nghị xử lý tài chính có thể cao hơn, do KTNN đang nỗ lực xây dựng chính sách và tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để thực hiện.
Phó tổng KTNN Cao Tấn Khổng đánh giá, kết quả thực hiện kiến nghị xử lý tài chính đã có chuyển biến tích cực, do năm 2016 KTNN đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu lực thực hiện kiến nghị kiểm toán. Theo đó, KTNN đã tăng cường phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các cơ quan có liên quan kiểm tra, đôn đốc, ban hành nhiều văn bản và trực tiếp làm việc với cơ quan chủ quản, đơn vị được kiểm toán yêu cầu thực hiện nghiêm các kiến nghị kiểm toán; đẩy mạnh công tác truyền thông, công khai việc thực hiện kiến nghị kiểm toán...
Mặc dù, kết quả thực hiện kiểm toán đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhất định các kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện. Thông tin với các cơ quan báo chí, Phó tổng KTNN Cao Tấn Khổng cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Theo đó, bên cạnh nhiều nguyên nhân khách quan, một số đơn vị chưa nghiêm túc trong chỉ đạo thực hiện và thực hiện các kiến nghị của KTNN. Một số kiến nghị còn chưa rõ ràng, chưa đảm bảo đầy đủ bằng chứng kiểm toán nên khó khăn cho đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện. Chưa có chế tài để xử lý đối với những trường hợp đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc kiến nghị của KTNN...
Đại diện KTNN cũng cho biết, KTNN sẽ có thêm nhiều biện pháp để đảm bảo việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho kết quả tốt hơn trong thời gian tới. Bên cạnh việc kiến nghị, phối hợp với các cơ quan Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, KTNN cũng đang đẩy nhanh việc xây dựng các văn bản pháp lý trong đó bao gồm các chế tài để xử lý các đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện.
Nhiều DN trực thuộc thua lỗ lớn, âm vốn chủ sở hữu
Báo cáo cho biết, năm 2016, KTNN đã kiểm toán báo cáo tài chính của 170 doanh nghiệp (DN) thuộc 28 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT), TCT nhà nước; 2 chuyên đề và kiểm toán kết quả tư vấn định giá của 7 DN. Theo đó, năm 2015, nhờ các giải pháp đồng bộ ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tận dụng yếu tố thuận lợi từ việc giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào giảm nên 24/28 TĐ, TCT, công ty nhà nước được kiểm toán đã kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn nhà nước.
Cùng với quá trình tái cơ cấu, công tác quản lý và sử dụng tiền, tài sản nhà nước của hầu hết các DN đã từng bước được đổi mới, cải thiện; các đơn vị đã ban hành quy chế quản lý tài chính, định mức kinh tế, kỹ thuật và tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, công khai thông tin tài chính theo quy định.
Tuy nhiên, KTNN cũng chỉ ra, hầu hết các TĐ, TCT và DN có sai sót trong việc hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí; trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính không đúng quy định; xóa nợ chưa đủ điều kiện; hạch toán tăng tài sản cố định chưa kịp thời… Ngoài ra, một số TĐ, TCT chưa hạch toán các khoản thu lợi nhuận sau thuế, chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ tại các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình nắm giữ 100% vốn điều lệ vào doanh thu hoạt động tài chính theo quy định.
Cùng với đó, hiệu quả kinh doanh của một số TĐ, TCT giảm sút so với năm 2014. Nhiều DN trực thuộc thua lỗ lớn, âm vốn chủ sở hữu, có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc giải thể. Bên cạnh đó, một số đơn vị hoạt động đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, tiền gửi rủi ro cao, chậm được thu hồi; chậm thoái vốn các khoản đầu tư vào lĩnh vực bất động sản…
KTNN còn cho biết, nhiều DN quản lý nợ phải thu chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh lớn, tạm ứng nội bộ tồn đọng nhiều năm chưa thu hồi được; cho vay, bảo lãnh, hỗ trợ vốn trong nội bộ tiềm ẩn nguy cơ khó đòi, mất vốn; quản lý, sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả, để ứ đọng không còn nhu cầu sử dụng, chậm luân chuyển…
Chưa dừng ở đó, hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản của các DN còn nhiều tồn tại, hạn chế, diễn ra trong tất cả các khâu, giai đoạn của quá trình đầu tư. Hầu hết các dự án được kiểm toán đều phải xử lý tài chính do hồ sơ, thủ tục không đầy đủ, nghiệm thu, thanh toán không đúng quy định… Nhiều dự án chậm tiến, phải dừng thực hiện gây lãng phí vốn…
Bài và ảnh: Duy Thái