【kèo trận chelsea】Thành tựu kinh tế 2017 sẽ trở thành tiền đề vững chắc cho năm 2018

[Cúp C2] 时间:2025-01-26 16:16:50 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 点击:154次

thanh tuu kinh te 2017 se tro thanh tien de vung chac cho nam 2018

Hội thảo Cơ hội đầu tư - kinh doanh 2018.

Say sưa với kỳ tích?ànhtựukinhtếsẽtrởthànhtiềnđềvữngchắcchonăkèo trận chelsea

Năm 2017 đã kết thúc lạc quan với nhiều chỉ số bất ngờ, tăng trưởng GDP ở mức 6,81% cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, nhiều chỉ tiêu như lạm phát, lãi suất, tỷ giá, tín dụng, nợ công, bội chi ngân sách đều đạt mục tiêu đề ra. Nhiều người lạc quan cho rằng kinh tế đã bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.

Đánh giá về kết quả tăng trưởng kinh tế 2017, GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, thời điểm này năm ngoái, chúng ta đánh giá rất thận trọng về tăng trưởng kinh tế 2017. Khi đó tăng trưởng của chúng ta đang rất thấp, thảm hoạ môi trường ở miền Trung do Formosa gây ra chưa khắc phục được và tình hình mới trên thế giới diễn biến phức tạp, như Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên chính sách bảo hộ. Nhưng trong suốt năm 2017, chúng ta đã cố gắng và từ tháng 6/2017, tình hình sáng dần. Đến cuối năm tăng trưởng GDP đã vượt mục tiêu đề ra.

Một con số ấn tượng được GS. Nguyễn Mại dẫn ra là theo điều tra của Trung tâm dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia tháng 10/2017, trong số 4.000 DN Việt Nam được khảo sát, số DN sử dụng máy móc thiết bị sản xuất từ 10 năm gần đây là 62,5%. Trong đó, DN sử dụng máy móc từ năm 2011-2016 là 32%. “Đấy là những con số tôi nghĩ giúp chúng ta có bức tranh rộng hơn về những tiến bộ của năm 2017”, GS Nguyễn Mại nói.

Theo ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở dĩ năm 2017 có kết quả tăng trưởng GDP ấn tượng là nhờ nền kinh tế có động lực lớn do bộ máy chính trị từ Đảng, Nhà nước cho đến Chính phủ đều đã và đang thực hiện đúng những cam kết của mình, trong đó cam kết quan trọng là xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch chống tham nhũng. “Như vậy có thể nói động lực lớn nhất là đến từ niềm tin”, ông Đông khẳng định.

Tuy nhiên, có cái nhìn cẩn trọng hơn đồng thời lo ngại “mọi sự phấn khởi dẫn đến mất bình tĩnh”, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng đánh giá về hiệu ứng kinh tế 2017 và 2018 chúng ta cần đánh giá một cách bình tĩnh. Thừa nhận kết quả phát triển kinh tế 2017 có nhiều con số ấn tượng như số liệu tăng trưởng kinh tế 6,81%, cao nhất 8-9 năm trở lại, trong đó từ quý 3 có sự nhảy vọt; số DN thành lập mới, thu hút FDI cũng ở mức cao kỷ lục, ít nhất 8-10 năm trở lại đây… song khi hai chữ “kỳ tích” khi đánh giá kết quả của 2017 được lặp lại nhiều khiến chuyên gia Trần Đình Thiên lo ngại “dường như chúng ta hơi say sưa vì thắng lợi”.

“Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận thành tích năm nay. Nhưng vấn đề đáng quan tâm là chất lượng. Đó là chất lượng của các con số và chất lượng của cơ cấu. Về chất lượng của tăng trưởng GDP cũng cần bàn lại, chất lượng tăng trưởng XK cũng cần bàn lại vì nó có liên quan đến cơ cấu XK”, chuyên gia Trần Đình Thiên nói.

Kinh tế phục hồi rõ hơn

Theo ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, động lực cho tăng trưởng kinh tế có bốn ý. Thứ nhất, Việt Nam là nền kinh tế mở, năm 2017 kinh tế thế giới chuyển sang tích cực hơn, Việt Nam vì thế được lợi hơn. Thứ hai, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi, tích cực hơn. Thứ ba, có những đột biến trong sản xuất, XK mà đến từ Samsung và Formosa. Động lực thứ tư đến từ nỗ lực cải cách, đặc biệt cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ được cộng đồng DN cảm nhận, thế giới ghi nhận. Nếu nhìn tăng trưởng 2017 thì 2 động lực mang tính xu thế, đó là tình hình tích cực của thế giới trong giai đoạn phục hồi và quan trọng là cải cách môi trường kinh doanh.

Tuy nhiên, chuyên gia Võ Trí Thành nhấn mạnh, đây là giai đoạn phục hồi rõ hơn, chứ chưa tăng trưởng bền vững và có tính lâu dài. “Chúng ta mới chỉ là phục hồi tốt hơn, thể hiện ở tăng trưởng GDP cả ba năm qua là trên 6%. Nhưng với đà phục hồi ấy, với tình hình của Việt Nam thì con số tăng trưởng là 6,8% thì chưa tương xứng”, TS. Võ Trí Thành nói.

Về kinh tế 2018, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, trong năm 2018 ta đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,7%. Theo đó, nhìn vào giai đoạn 2015-2017, có một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng là sự gia tăng của tiêu dùng dân cư. Thu nhập trung bình của người dân cao hơn, sức mua cao hơn, đây chính là động lực quan trọng cho tăng trưởng 2018.

“Năm 2017, dịch vụ tăng 7,5% và với đà này, nếu các yếu tố tích cực ngắn hạn không còn hỗ trợ thì các yếu tố trung hạn vẫn sẽ thúc đẩy để tăng trưởng cao hơn. Nhưng để đạt được điều này thì các chính sách về tiền tệ phải có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Chính phủ có ổn định được lãi suất thì từ yếu tố tiêu dùng mới chuyển sang các chỉ số tăng trưởng tích cực”, ông Nguyễn Xuân Thành nói.

GS. Nguyễn Mại cho rằng, năm 2018 không chỉ có cơ hội mà còn có những thách thức không hề nhỏ. Một trong những e ngại của chuyên gia này chính là ngay trong 23 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới của năm 2017 thì có tới 7 tỷ USD được đầu tư vào nhiệt điện than, chiếm 30%.

Bên cạnh đó, từ đầu năm tình hình quốc tế có rất nhiều diễn biến liên quan đến chính trị, khủng bố nên khó có thể dự báo được diễn biến thị trường, do đó khi hội nhập sâu rộng vào thế giới, chúng ta cần tăng cường năng lực phản ứng, để đủ sức đối phó với bất kỳ tình huống nào.

Chuyên gia Nguyễn Mại cũng nhấn mạnh, trong ASEAN, GDP của Indonesia đã vượt quá 1.000 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam chỉ có 220 tỷ USD, đồng thời hy vọng những thành tựu kinh tế 2017 sẽ trở thành tiền đề vững chắc cho năm 2018 và tiếp theo.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接