Tuy nhiên,vàngkết quả tỷ số bóng đá đêm nay bên cạnh đó là không ít thách thức và sự cạnh tranh khốc liệt đang chờ đón doanh nghiệp (DN) Việt phía trước.
Cơ hội “vàng” cho tăng trưởng xuất khẩu
APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất, chiếm khoảng 78% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 79% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, cộng đồng DN Việt Nam đã và đang tận dụng tương đối hiệu quả cơ hội tiếp cận và khai thác thị trường châu Á Thái Bình Dương mang lại từ hợp tác APEC. Điều đó thể hiện rõ nét qua sự tăng trưởng không ngừng của kim ngạch xuất khẩu sang các nền kinh tế thành viên, từ mức 98,37 tỷ đôla năm 2014 đã tăng lên trên 119,69 tỷ đôla năm 2016.
Cũng theo thống kê của Bộ Công thương, hiện 13/15 các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam là với 18 nền kinh tế thành viên APEC. Bảy nền kinh tế thành viên APEC hiện nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm: Hoa Kỳ, Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia và Singapore.
Với 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 59% dân số, 50% lãnh thổ, hơn 50% GDP và 57% thương mại toàn cầu và và chiếm khoảng 53% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới, APEC là một thị trường đặc biệt rộng lớn và tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và khai thác.
"Vì vậy, Việt Nam sẽ có cơ hội đưa mối quan hệ song phương với các nền kinh tế thành viên APEC lên một tầm cao mới với chiều sâu và hiệu quả hơn nữa...Thông qua đó, những cam kết của APEC đem lại tác động thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN, khuyến khích và thúc đẩy các DN uy tín hàng đầu thế giới sang làm ăn, kinh doanh và đầu tư vào Việt Nam, tạo ra cơ hội “vàng” cho DN Việt Nam khai thác và phát triển cũng như mở rộng thị phần tại các thị trường xuất khẩu", Bộ Công thương nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, sản phẩm thương hiệu Việt sẽ tiếp tục được một số đối tác tiềm năng, quan trọng trên thế giới biết đến, việc tái xuất hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sang các quốc gia phát triển thuận lợi hơn và nhờ đó hàng hóa Việt Nam ngày càng có cơ hội tiếp cận các thị trường ngoài khu vực và đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Thêm vào đó, với hơn 1000 DN quốc tế thuộc các thành viên APEC đến Việt Nam trong dịp diễn ra sự kiện APEC 2017 được nhận định mang lại nhiều cơ hội để kết nối các DN Việt Nam, nhất là DNNVV với các DN hàng đầu thế giới và tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn và học tập kinh nghiệm, quảng bá hình ảnh, tạo dựng quan hệ hợp tác kinh doanh với các đối tác.
Ngoài ra, thông qua các hoạt động tương tác gần gũi, thiết thực giữa DN với các quan chức cao cấp, các nhà hoạch định chính sách. Ý kiến của DN được quan tâm, lắng nghe và sẽ chuyển hóa thành những chính sách cụ thể là nền tảng, môi trường thuận lợi cho DN phát triển.
Mặt khác, Bộ Công thương cho hay, không chỉ là thị trường xuất khẩu chủ lực của các DN Việt Nam, các thành viên APEC còn là những đối tác quan trọng, đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng và đặc biệt là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phụ tùng nhằm phục vụ tích cực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng trong nước.
“Các công đoạn nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hay hàng hóa từ các thị trường đã, đang và sẽ trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn đối với các doanh nghiệp nước ta. Nhất là khi, DN Việt sẽ được hưởng những ưu đãi đáng kể từ cắt giảm thuế quan, các rào cản thương mại, thủ tục hải quan và tiết kiệm đến 5% chi phí giao dịch thương mại, từ đó hạ giá thành và từng bước cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm”, Bộ Công thương nhấn mạnh.
Cạnh tranh khốc liệt ngay tại “sân nhà”
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công thương, bên cạnh những lợi ích và cơ hội mà tiến trình hợp tác APEC mang lại, các DN Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ. Bởi lẽ, đi liền với hợp tác là sự cạnh tranh gay gắt trong quan hệ thương mại và đầu tư.
Trong khi đó, trên thực tế, hiện Việt Nam có khoảng cách khá xa về trình độ phát triển so với các thành viên. Do đó, sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế, và thậm chí ngay tại “sân nhà”.
“Chính các cam kết về tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong là trở ngại và DN Việt sẽ phải đối diện với các tập đoàn, doanh nghiệp khổng lồ của APEC khi mở cửa thị trường và xóa bỏ dần các quy định bảo hộ đối với DN nội địa”, Bộ Công thương phân tích.
Thực tế cho thấy, DN nước ta đa số có quy mô nhỏ và vừa với trình độ công nghệ phát triển còn hạn chế, phương thức quản lý chưa phù hợp, chiến lược kinh doanh thiếu chủ động. Trong khi đó, các đối thủ đến từ những nền kinh tế thành viên APEC vốn có trình độ phát triển khoa học - công nghệ cao, tốc độ tăng trưởng nhanh là điều không thể phủ nhận. Đặc biệt trong các lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, công nghiệp điện, công nghiệp chế tạo, vận tải biển…
Về vấn đề này, Bộ Công thương nhận định thêm: Sự cạnh tranh tiếp cận thị trường của các DN nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh đe dọa khả năng tồn tại và phát triển của các DN trong nước. Trong khi đó, bản thân các DN nước ta lại thiếu tính gắn kết chủ động và chặt chẽ với nhau; các hiệp hội chưa nâng cao sức mạnh và vai trò dẫn dắt trong chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nâng cao năng lực kinh doanh của toàn ngành trước áp lực cạnh tranh từ các đối thủ bên ngoài.
Hơn nữa, cơ cấu kinh tế và thương mại của hầu hết các nước thành viên đều coi trọng việc đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài nên Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn lớn trong việc mở rộng và bảo vệ thị phần của mình ở cả trong và ngoài nước.
Do đó, ngoài những nỗ lực của Chính phủ trong quá trình điều hành, định hướng các sáng kiến phát triển trong khuôn khổ các hội nghị APEC, các DN cũng cần chủ động, tích cực nắm bắt các cơ hội đầu tư, kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi ích và tăng cường kết nối với các đối tác APEC để mở rộng thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và khả năng cung ứng dịch vụ cho toàn khu vực và trên thế giới./.
Tố Uyên