【thứ hạng của rc lens】Chuyện đời thổ cẩm
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-09 23:55:23 评论数:
BP - “Mỗi tấm thổ cẩm đúng nghĩa là một câu chuyện về tình yêu đôi lứa,ệnđờithổcẩthứ hạng của rc lens về sức sống của buôn làng. Tùy theo cảm hứng hay sự từng trải của người dệt mà người ta có thể dệt nên ước vọng khác nhau rồi ký thác cho thần linh thông qua tấm thổ cẩm của mình. Để có được tấm thổ cẩm ấy phải dệt cả năm trời mới xong. Nếu quy ra tiền thì không ai mua được đâu. Chỉ có lòng đam mê của người dệt mới tạo nên những tấm thổ cẩm đầy sắc thái của bản làng trong nhịp sống hôm nay. Lòng đam mê ấy được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nghề dệt thổ cẩm vì thế không bị mai một cho dù cuộc sống có nhiều biến đổi” - nghệ nhân An De bày tỏ.
NHỮNG ĐÔI TAY TRẦN
Năm 12 tuổi, Điểu Thị Dôn theo mẹ học dệt. Mẹ nóng tính, thường xuyên la đánh nên chị không dám theo mẹ học dệt. Thế nhưng sắc màu của thổ cẩm lại thôi thúc Thị Dôn sang hàng xóm học lỏm. Sản phẩm đầu tay chị lén lút giấu cả nhà dệt nên là một chiếc khăn với hoa văn Pú Mél Sól (hình suối tóc). Từ đó, mẹ, cô, dì mới tin rằng Thị Dôn biết dệt, không còn la mắng. Với năng khiếu bẩm sinh, chẳng bao lâu Thị Dôn có tay nghề vượt trội so với chị em cùng trang lứa ở sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng. Sau 29 năm bám nghề dệt thổ cẩm, chị Thị Dôn gần như dệt được tất cả hoa văn trên mỗi sản phẩm thổ cẩm của đồng bào các dân tộc phía Nam Trường Sơn.
Chiếc váy do nghệ nhân An De dệt trong 3 tháng bán với giá 2 triệu đồng nhưng rất khó tiêu thụ
Chị Thị Dôn cho biết, mỗi hoa văn trên thổ cẩm là một sự tích về bản làng, về thần linh đã khai sáng ra bản làng đó. Nhìn vào hoa văn, đồng bào có thể hiểu được khát vọng của người dệt muốn ký gửi vào đó. Chính vì thế mà những cô gái S’tiêng biết thêu dệt luôn khát khao và không ngừng tìm kiếm hoa văn mới lạ để thể hiện nỗi lòng hay tâm sự thông qua tấm thổ cẩm. Giá trị của mỗi tấm thổ cẩm ngày xưa không quy đổi thành tiền mà được quy đổi bằng tố, ché, xà lung hay gà, heo, trâu, bò tùy thuộc vào hoa văn và độ dài, rộng của mỗi tấm thổ cẩm. Dù hiểu rất rõ từng hoa văn trên thổ cẩm theo ngôn ngữ tượng hình của người S’tiêng nhưng phiên dịch sang tiếng Việt thì chị Thị Dôn không thể. Bởi lẽ, chị mới học đến lớp 2.
Chị Điểu Thị Dôn gắn bó với nghề dệt thổ cẩm ở sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng
30 tuổi, nghệ nhân An De ở thôn Sơn Hòa 2, xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng mới mày mò học dệt thổ cẩm. Năm nay bà sang tuổi 60 với 30 năm ngồi khung cửi. Từng con đường, từng ngôi nhà, ngọn cây, lá cỏ đến sức sống của bản làng xưa và nay đều được bà vẽ lên thổ cẩm thông qua từng sợi chỉ, cuộn len trong khuôn dệt. Sinh năm 1960 trong hoàn cảnh đất nước còn chìm trong lửa đạn của chiến tranh, nghệ nhân An De chưa học hết trường làng nhưng mỗi gam màu, mỗi hoa văn trên tấm thổ cẩm của từng cộng đồng các dân tộc trên dải đất Tây Nguyên hùng vĩ đều được bà nghiên cứu, học tập làm theo. Từ năm 2010-2012, bà tham gia chương trình đào tạo nghề nông thôn (dệt thổ cẩm) truyền dạy cho 35 chị em là đồng bào dân tộc S’tiêng, Mơnông thuộc thôn Sơn Hòa 2, xã Thọ Sơn. Với bà, nghề dệt thổ cẩm không phải là nghề kiếm tiền mà để lưu truyền nét đẹp văn hóa của cha ông từ ngàn xưa cho các thế hệ con cháu. Bởi mỗi sản phẩm thổ cẩm là niềm khát khao, là ước vọng của người dệt được ký thác cho thần linh thông qua hình khối, tranh ảnh được vẽ lên tấm thổ cẩm. Ngày lên rừng bằng chân trần, tối về dệt bằng đôi tay trần rám nắng nhưng những tấm thổ cẩm của họ chứa đựng bao ước vọng đầy tính nhân văn của những tộc người sống trên vùng đất cao nguyên nắng gió.
NIỀM KIÊU HÃNH THỔ CẨM
Nói đến Bù Đăng, người ta liên tưởng về vùng đất của cao nguyên bạt ngàn đồi núi. Việc khai phá rừng già của buổi nguyên sơ luôn đối mặt với muôn vàn khó nhọc để tồn tại trước thiên nhiên khắc nghiệt. Ngay từ thuở lọt lòng, những em bé sơ sinh người S’tiêng đã được địu trên lưng mẹ làm rẫy, tỉa lúa bằng tấm khăn choàng đầy màu sắc. Các công cụ lao động như cung nỏ, xà gạc, dao côi, gùi, rổ, thúng, mủng và cả đường làng, thôn, sóc ăn sâu vào tiềm thức của người S’tiêng từ tấm bé. Sự có mặt của mây, tre, nứa, lá giúp họ tìm đến nghề đan lát. Những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn bao la giúp họ sản sinh ra ý tưởng vạt đẽo, cắt xẻ để làm nơi trú ngụ trước thiên nhiên. Những hình tượng ấy, sức sống ấy được các cô gái S’tiêng thu vào trong khuôn dệt một cách sinh động thông qua từng hoa văn mang tính ước lệ trên mỗi sản phẩm thổ cẩm. Bởi thế, có những cô gái S’tiêng từ tấm bé đến khi lấy chồng chỉ làm nên một tấm thổ cẩm để làm sính lễ cho nhà chồng. Mạch nguồn văn hóa thổ cẩm của người S’tiêng từ xa xưa cứ thế tiếp nối cho đến hôm nay và cả mai sau.
Các sản phẩm thổ cẩm thường chỉ được mặc trong những dịp lễ hội của người S’tiêng
Theo nghiên cứu của một đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh do Ban Dân tộc chủ trì, nghề dệt thổ cẩm là một đặc trưng văn hóa dân tộc, thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của người S’tiêng trên tấm vải. Thổ cẩm của người S’tiêng có 5 màu cơ bản: Đen, xanh, trắng, vàng và đỏ. Trong đó, đỏ và đen được chọn làm màu nền cho tấm thổ cẩm. Quan niệm của người S’tiêng nói riêng và các dân tộc trên dãy Trường Sơn nói chung thì màu đen tượng trưng cho đất đai gắn bó suốt đời người từ khi sinh ra cho đến lúc mất đi. Màu đỏ là màu của đam mê và khát vọng; màu xanh là màu của cây cỏ, đất trời; màu vàng là màu của ánh sáng; màu trắng là sự tinh khiết, tinh khôi. Xuất phát từ đặc trưng này mà hầu hết trên các sản phẩm thổ cẩm của người S’tiêng thường thấy màu đen làm chủ đạo cho sản phẩm. Qua đôi tay và trí tưởng tượng đầy tính sáng tạo của các nghệ nhân thổ cẩm, màu sắc được phối trộn tạo nên những họa tiết hoa văn hết sức độc đáo theo đơn đặt hàng hoặc theo tưởng tượng ngẫu hứng của người dệt. Người S’tiêng thường sử dụng cách thức dệt, đan sợi để trang trí cho y phục của mình. Hoa văn buộc sợi chủ yếu dùng ở chân váy, thắt lưng và đầu khố. Với những đặc trưng ấy, khi nhìn vào tấm thổ cẩm hay trang phục có trang trí hoa văn người ta có thể biết đó là trang phục truyền thống của người S’tiêng. Và nghệ thuật trang trí hoa văn trên tấm thổ cẩm đã giúp phụ nữ S’tiêng trở thành những nghệ nhân lành nghề thực thụ.
THỔ CẨM BỊ LÃNG QUÊN
Mặc dù nghệ thuật hoa văn trên thổ cẩm đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người S’tiêng từ bao đời nay nhưng trong cuộc sống hiện đại hôm nay, trang phục thổ cẩm chỉ xuất hiện một khoảng thời gian ngắn ở các lễ hội trong cộng đồng của các dân tộc ít người. Thực tế hiện nay, từ đồng bào dân tộc thiểu số cho đến người Kinh không ai diện trang phục thổ cẩm để du xuân hay bách phố. Trong khi đó, để dệt được một tấm thổ cẩm mang hơi thở của cuộc sống cộng đồng người S’tiêng, người dệt mất cả tháng, cả năm hay ít ra cả tuần mới hoàn thành được một chiếc khăn hay cái áo. Giá của mỗi sản phẩm ấy cao nhất hiện nay cũng chỉ từ một đến hai triệu đồng. Để giảm giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, người dệt phải cắt giảm tối đa các họa tiết hoa văn và tìm kiếm những chất liệu với giá thành rẻ nhất để duy trì nghề dệt thổ cẩm. Giá thành cao, sản phẩm không mang tính thông dụng cộng với chất liệu kém nên cả một thời gian dài người ta đã lãng quên khiến nghề dệt thổ cẩm đứng trước bóng xế chiều thu.
“Lớp trẻ bây giờ không kiếm tiền bằng nghề dệt thổ cẩm đâu, chúng nó có cách kiếm tiền khác. Nhưng nghề dệt thổ cẩm sẽ mãi được lưu truyền vì niềm tự hào về gốc rễ của một tộc người, về văn hóa của cha ông trong mỗi cô gái S’tiêng thời nào cũng có” - nghệ nhân An De ở thôn Sơn Hòa 2, xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng khẳng định. |
Tiến sĩ Buôn Krông Thị Tuyết Nhung, nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, đồng thời cũng là nhà phản biện đề tài nghiên cứu khoa học về chữ viết người S’tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho biết, tính ứng dụng của sản phẩm thổ cẩm trong đời sống hiện đại rất cao. Nó không chỉ có ý nghĩa trên phương diện trang phục mà còn có giá trị thẩm mỹ về mặt trang trí không có giới hạn không gian. Nếu người dệt biết cách để đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng nguyên liệu chất lượng cao và người sử dụng thổ cẩm biết mình đang sở hữu một sản phẩm mang hồn cốt văn hóa của một tộc người, biết mình đang mang theo một câu chuyện tình của cô gái S’tiêng trên người thì sản phẩm thổ cẩm sẽ được du xuân, bách phố như một niềm kiêu hãnh của nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa cha ông để lại.
Đông Kiểm