【tỷ số bóng đá cúp c1 hôm nay】Tham gia có trách nhiệm các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:38:36

Thiết bị đo lượng phát thải khí nhà kính được triển khai tại mô hình canh tác lúa hữu cơ ở Cần Thơ. (Ảnh: Thu Hiền/TTXVN)

Sự biến đổi của khí hậu và những diễn biến bất thường gây ra những hậu quả đến môi trường và đời sống sinh hoạt.

Để có thể hạn chế mức thấp nhất sự ảnh hưởng tới môi trường cần có những giải pháp thiết thực, trtỷ số bóng đá cúp c1 hôm nay một trong số đó chính là giảm phát thải khí nhà kính.

“Đòn bẩy” hướng tới phát triển bền vững

Việt Nam là một trong những quốc gia sớm phê chuẩn tham gia Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone từ năm 1994.

Là thành viên có trách nhiệm, Việt Nam đã tích cực triển khai các hoạt động quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone và từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kiểm soát, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính.

Năm 2019, Việt Nam đã phê duyệt Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal nhằm mục tiêu không tăng lượng tiêu thụ, sản xuất các chất HFC kể từ năm 2024 so với mức tiêu thụ cơ sở và thực hiện giảm dần theo lộ trình, tiến tới giảm đến 80% lượng tiêu thụ các chất HFC từ năm 2045.

Cùng với việc tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ozone, Việt Nam cũng đã tham gia Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc khởi xướng, tham gia Sáng kiến quản lý vòng đời các chất Fluorocarbon do Nhật Bản khởi xướng và tham gia Cam kết làm mát toàn cầu để cùng cộng đồng quốc tế thực hiện các mục tiêu giảm phát thải toàn cầu thông qua các hoạt động làm mát bền vững.

Bà Mai Kim Liên, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia có trách nhiệm và hiệu quả các điều ước, cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra các quy định cụ thể về ứng phó với biến đổi khí hậu. Đến nay, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường đã và đang được ban hành, triển khai thực hiện, là cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện các cam kết về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Dự án điện gió đã đi vào vận hành tại huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị). (Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN)

Bằng việc kịp thời ban hành hướng dẫn thực thi Luật, về cơ bản các khung chính sách mới về ứng phó với biến đổi khí hậu của Luật Bảo vệ môi trường đã có hành lang pháp lý để triển khai thực hiện.

Sự vào cuộc của địa phương, doanh nghiệp (trong đó có ngành ngân hàng) đồng hành cùng cơ quan quản lý nhà nước trong việc giảm dần các nguồn năng lượng hóa thạch, xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế hướng tới phát triển bền vững và phát thải ròng bằng “0” đóng vai trò quan trọng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07-01-2022 của Chính phủ để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon và bảo vệ tầng ozone.

Ngày 11-6-2024 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát tại Quyết định số 496/QĐ-TTg.

Kiểm soát theo lộ trình chất gây hiệu ứng nhà kính

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật) tại Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg. Theo đó, có 2.171 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, tăng 259 cơ sở so với danh mục được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2022, chiếm khoảng 30% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia.

Xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch thân thiện môi trường là một giải pháp giảm khí thải nhà kính cho Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Đây sẽ là căn cứ để các ngành, lĩnh vực phân bổ nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm phát thải và doanh nghiệp có thể tham gia thị trường carbon trong thời gian tới.

Việc cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giảm phát thải khí nhà kính; là cơ sở để tăng cường thực hiện kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải khí nhà kính và xác định mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của các cơ sở trong giai đoạn 2026-2030.

Hoạt động này cũng góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp, thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và hướng tới thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việc ban hành và triển khai thực hiện Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng góp phần thực hiện quy định của Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu, nhằm hướng tới kiểm soát ít nhất 85% các nguồn phát thải chính tùy theo năng lực quốc gia.

Trên cơ sở rà soát của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và văn bản của các Bộ liên quan, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật).

Danh mục lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính không thay đổi; số cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính được cập nhật là 2.171, tăng 259 cơ sở so với danh mục ban hành năm 2022 do đã dừng hoạt động hoặc giảm quy mô, công suất hoạt động.

Ngành công thương có 1.805 cơ sở là các nhà máy điện, các cơ sở công nghiệp có tổng mức tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE (tấn dầu quy đổi) trở lên. Cập nhật bổ sung 342 cơ sở mới; loại ra 199 cơ sở (cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ công nghiệp).

Ngành giao thông vận tải có 75 cơ sở là các công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng mức tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên. Cập nhật bổ sung 31 cơ sở mới; loại ra 26 cơ sở.

Ngành xây dựng có 229 cơ sở bao gồm các doanh nghiệp sản xuất xi măng, các tòa nhà thương mại có tổng mức tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên. Cập nhật bổ sung 162 cơ sở mới, loại ra 37 cơ sở.

Ngành tài nguyên và môi trường có 62 cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên. Cập nhật bổ sung 15 cơ sở mới là các cơ sở xử lý chất thải rắn có quy mô xử lý trên 65.000 tấn/năm, loại ra 29 cơ sở.

Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính sẽ phải kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở theo hướng dẫn của Bộ quản lý lĩnh vực chuyên ngành (Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường), có trách nhiệm nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính của cơ sở theo Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định trách nhiệm triển khai thực hiện đối với Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ quản lý lĩnh vực có liên quan.

Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc có liên quan đôn đốc các cơ sở phát thải khí nhà kính trên địa bàn thuộc danh mục thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định; cập nhật, điều chỉnh danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính trên địa bàn phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý lĩnh vực có liên quan theo quy định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định…

顶: 4踩: 51