【nhận định soi kèo bóng đá ý】Chuyển hướng kinh doanh

时间:2025-01-25 22:21:58 来源:Empire777

chuyen huong kinh doanh

Đầu tư thiết bị,ểnhướnhận định soi kèo bóng đá ý công nghệ chỉ giúp DN thành công 30%. Ảnh: S.T.

“Sống” khỏe

Chia sẻ với chúng tôi về những ngày khó khăn khi bắt đầu dịch chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Đặng Đức Dũng, thành viên HĐQT Công ty CP Công nghệ Bắc Việt cho biết, DN ông xuất phát điểm là một công ty kinh doanh mặt hàng sắt thép, rồi tiếp tục đầu tư thêm nhà máy tiền chế thép phục vụ cho công nghiệp đóng tàu. Tuy nhiên, ngành thép trong những năm qua gặp không ít sóng gió, nhiều DN hoạt động cầm chừng thậm chí phá sản. Ông Dũng chia sẻ: “Năm 2008, ban lãnh đạo DN có dịp đến Nhật Bản theo chương trình của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO). Tại đây, chúng tôi nhận được lời khuyên của một DN Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất khuôn mẫu. Họ đã nói rằng, công nghiệp hỗ trợ rất quan trọng và là một ngành kinh doanh có lợi nhuận cao”. Nhận thấy đây là cơ hội tốt, DN đã dồn mọi nguồn lực, vay vốn ngân hàng để đầu tư máy móc công nghệ cao vào lĩnh vực sản xuất khuôn mẫu.

Thế nhưng ngay sau khi đi vào hoạt động (năm 2010), DN gặp rất nhiều khó khăn, 3 tháng đầu tiên không có đơn hàng, DN đã phải đi tìm thị trường ở những nước xa như châu Âu, Mỹ. Sau đó, một DN FDI của Nhật Bản tới khảo sát và đặt hàng với số lượng nhỏ, tiếp đến là đoàn khảo sát của Canon. Ông Dũng vui mừng cho biết, từ một nhà máy sản xuất chi tiết thép to cồng kềnh cho công nghiệp đóng tàu, Công ty ông đã có sự dịch chuyển - cung cấp khuôn mẫu chính xác và sản xuất nhiều chi tiết phục vụ cho các thương hiệu mạnh như Samsung, Canon, Foster, Panasonic. Đến nay, các nhà máy sản xuất đều chạy hết công suất. Đặc biệt, DN luôn chịu sức ép của các nhà cung cấp là mở rộng dây chuyền để đáp ứng nhu cầu cho họ.

Cùng chung chí hướng với lãnh đạo Công ty CP Công nghệ Bắc Việt, Tập đoàn Le Group cũng có “cú” ngược dòng thành công. Vốn dĩ chỉ là xưởng sửa chữa và gia công kim loại tấm, phụ tùng xe đạp, nhưng qua khảo sát và tiếp xúc với các đối tác, lãnh đạo Tập đoàn này nhận thấy rằng, nếu chuyển hướng kinh doanh DN sẽ có cơ hội thành công. Ông Lê Tuân, Tổng giám đốc Tập đoàn Le Group cho biết, bất kỳ DN nào của Việt Nam trong quá trình phát triển cũng gặp khó khăn, đặc biệt là DN nhỏ và vừa. Việc chuyển hướng từ sản xuất xe đạp sang cung cấp linh phụ kiện cho ngành sản xuất xe máy là một thách thức lớn. Nhưng sự mạo hiểm này đã giúp cho Le Group có chỗ đứng trên thương trường, trở thành nhà cung cấp cho DN FDI Nhật Bản và là nhà cung cấp toàn cầu cho Honda.

Chú trọng uy tín

Theo ông Tuân, sự thành công của DN trong việc đầu tư thiết bị, công nghệ chỉ chiếm 30%, còn lại phụ thuộc vào quản lý, quản trị DN. Muốn làm ăn với các DN nước ngoài nhất là những DN có thương hiệu, bản thân các DN trong ngành công nghiệp hỗ trợ phải xác định chiến lược phát triển theo mục tiêu an toàn, chất lượng, giảm chi phí, giao hàng đúng hạn, môi trường và văn hóa công ty. Bởi các DN nước ngoài, nhất là DN Nhật Bản rất “khó tính”, luôn chú trọng đến những yếu tố này. Hiện rất nhiều DN Việt Nam còn thiếu sót về vấn đề chất lượng, không đảm bảo về thời gian giao hàng gây mất uy tín với đối tác.

Ngoài việc xây dựng chiến lược làm ăn lâu dài, việc quản trị DN rất cần chú trọng. Ông Tuân chia sẻ thêm, ở Nhật Bản có nhiều chuyên gia đã nghỉ hưu. Đây sẽ là nguồn nhân lực quý giá cho các DN Việt Nam vì những chuyên gia này đã có kinh nghiệm trong việc quản lý. “Năng suất của DN đã tăng 3 lần từ năm 2008 đến năm 2012, nhưng các chuyên gia Nhật Bản vẫn than phiền có nhiều điểm lãng phí. Nếu ký hợp đồng được với các chuyên gia Nhật Bản thì DN sẽ giảm được những lãng phí này. Các chuyên gia Nhật quản lý sẽ hiệu quả hơn việc đầu tư máy móc”, ông Tuân nói.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Dũng cũng cho rằng, việc duy trì quan hệ với tập đoàn đa quốc gia bằng cách xây dựng lòng tin, quản trị cao cấp và cam kết cách thức giao hàng bằng mọi giá sẽ giúp DN thành công. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của các DN Việt Nam hiện nay là tiếp cận với vốn vay. Khi cho vay, ngân hàng mới chú ý đến tài sản thế chấp của DN mà chưa để ý đến những hợp đồng DN đã ký. Ông Dũng dẫn chứng: “Công ty tôi đã ký hợp đồng với Samsung, Canon sản xuất mấy chục triệu chiếc điện thoại, máy in, tai nghe. Không có lý gì họ gạt DN ra khỏi dây chuyền đó. Nhưng ngân hàng gần như không xem xét đến sự gắn kết của DN công nghiệp hỗ trợ với DN sản xuất chính mà mới chỉ nhìn vào tài sản DN có. Nên chăng, ngân hàng cần rộng cửa hơn để các DN có thêm cơ hội vay vốn”.

Phan Thu

推荐内容