【kq stoke city】Giải ngân vốn vay nước ngoài đạt 45% kế hoạch đã được điều chỉnh
Giải ngân được 6.312 tỷ đồng vốn ODA Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã phối hợp các bộ, ngành tổ chức nhiều hội nghị giao ban để đánh giá tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài ... Qua các hội nghị này đã làm rõ khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn quan trọng này. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại hội nghị giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương, Hội nghị lần này nhằm đánh giá giải ngân vốn vay nước ngoài 11 tháng đầu năm và trao đổi các giải pháp đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn này từ nay đến cuối năm. Theo báo cáo của các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính, tháng 11, tình hình giải ngân khả quan hơn. Hết 11 tháng, số liệu kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước đạt 46,2% trên tổng dự toán đã được điều chỉnh, số liệu giải ngân đạt 44, 63% so với kế hoạch điều chỉnh. “Như vậy, trong tháng 12, nhiệm vụ còn lại rất lớn với hơn 50% dự toán vốn được cơ quan có thẩm quyền giao. Tháng 12 là tháng tập trung cao điểm hoàn thành các thủ tục thanh toán, trong đó lập các hồ sơ, phiếu giá để xác định khối lượng cơ bản hoàn thành, gửi hồ sơ Kho bạc Nhà nước để thực hiện kiểm soát chi, thực hiện lập phiếu chi, giải ngân rút vốn và khóa sổ quyết toán ngân sách Nhà nước”, Thứ trưởng Trần Xuân Hà nói. Với mục tiêu đạt được kết quả cao nhất về giải ngân vốn đầu tư công nói chung, trong đó có vốn vay nước ngoài nói riêng nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế năm 2020, tạo đà cho năm 2021, Thứ trưởng cho biết đây là hội nghị rất cần thiết, đồng thời mong muốn nhận được ý kiến của các bộ, ngành, xem từ nay đến cuối năm khả năng giải ngân được bao nhiêu, nêu rõ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân và có kiến nghị gì với cơ quan chức năng, các nhà tài trợ để đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn này. Những vấn đề nào cần báo cáo Thủ tướng thì sẽ có tổng hợp, báo cáo để có những ý kiến chỉ đạo cần thiết. Tại Hội nghị, ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, trong 11 tháng năm 2020 đã giải ngân được 6.312 tỷ đồng, đạt 34% kế hoạch vốn giao từ đầu năm 2020, đương đương 45% kế hoạch vốn đã được điều chỉnh. Đáng chú ý, số kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước là 6.413 tỷ đồng, đạt 35,2% kế hoạch dự toán năm 2020 và 46,2% kế hoạch năm 2020 đã được điều chỉnh. “Tính đến 30/11, chúng tôi đã nhận đươc 712 bộ hồ sơ đề nghị rút vốn và đã giải quyết được 700 bộ hồ sơ, tương đương với 98% số đơn rút vốn gửi đến Bộ Tài chính”, ông Hoàng Hải cho biết. Theo đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, bên cạnh một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân tốt thì vẫn còn một số bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân thấp như Bộ KH&ĐT, Bộ VH-TT&DL, Viện Hàn lâm KH công nghệ... Đề xuất 5 nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA Về các vấn đề vướng mắc ảnh hưởng đến giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành, ông Hoàng Hải cho biết, vấn đề lớn nhất làm tỷ lệ giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi còn thấp là do không có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành nên không có hồ sơ thanh toán, không thể giải ngân. Nguyên nhân có bởi tác động của đại dịch Covid-19, thiên tai lũ lụt. “Tuy nhiên, ngay cả ở các khu vực ít chịu ảnh hưởng bởi thiên tai lũ lụt thì Bộ Tài chính thấy tiến độ triển khai và gửi đơn rút vốn vẫn còn chậm. Bộ Tài chính đề nghị các bộ cần tiếp tục làm rõ vấn đề này và cụ thể hơn nữa trách nhiệm của từng khâu”, đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại lưu ý. Bên cạnh đó, các dự án đã được bố trí kế hoạch vốn nhưng đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án (như gia hạn thời gian thực hiện Dự án, gia hạn thời gian giải ngân, điều chỉnh phân bổ các hạng mục sử dụng vốn) điều chỉnh hiệp định vay nên không đủ cơ sở để giải ngân. Một số vấn đề đến từ phía nhà tài trợ cũng được đề cập tới như: thời gian cấp ý kiến không phản đối đối với hoạt động mua sắm, tuyển tư vấn của một số dự án kéo dài; một số nhà tài trợ yêu cầu sử dụng tư vấn của nước tài trợ trong thực hiện dự án nhưng chất lượng của tư vấn còn hạn chế, không đảm bảo tiến độ dự án trong khi vai trò, quan điểm của nhà tài trợ đối với hoạt động của tư vấn là không rõ ràng. Việc chuẩn bị hồ sơ rút vốn của các chủ dự án còn chưa kỹ như hồ sơ chưa đầy đủ, thiếu chính xác, kế hoạch chi tiêu chưa phù hợp... Kiến nghị giải pháp để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính đề cập đến 5 nhóm giải pháp. Thứ nhất, với nhóm giải pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện dự án để có khối lượng hoàn thành cho giải ngân, đặc biệt đối với các dự án kết thúc năm 2020, 2021, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành chủ dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án. Xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc của các dự án đầu tư lớn, tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, triển khai ngay việc ký kết đối với các gói thầu đã có ý kiến “không phản đối” của nhà tài trợ. Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện dự án ODA ở cấp cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và ban quản lý dự án, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý dự án có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Các bộ, ngành có trách nhiệm bố trí đủ vốn đối ứng để thanh toán theo dự toán được giao; phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính để giải quyết các vướng mắc phát sinh. Các nhà tài trợ rà soát, giảm các thủ tục phê duyệt không cần thiết, đẩy nhanh thời gian phê duyệt các vấn đề cần xin ý kiến không phản đối. Đối với các dự án đang trong giai đoạn thuê tuyển tư vấn để lập tổng mức đầu tư,... cần có các giải pháp giám sát chất lượng, tiến độ của tư vấn, tránh để các vướng mắc, chậm trễ kéo dài, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Thứ hai, đối với các dự án không sử dụng hết kế hoạch vốn được giao phải đề xuất cắt giảm, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành xác định cụ thể là cắt giảm của dự án nào, đồng thời trong thời gian tới cần làm rõ dự án nào hoàn toàn không giải ngân được trong năm 2020, dự án nào chỉ giải ngân được một phần, phối hợp với Bộ KHĐT xác định số vốn đã được phân bổ trong giai đoạn 2016-2020 và số vốn đã giải ngân thực tế, nếu thiếu vốn và còn được tiếp tục giải ngân trong các năm sau phải đề xuất đưa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn đầu tư năm 2021. Ngoài hai nhóm giải pháp trên, Bộ Tài chính cũng đề cập đến: nhóm giải pháp điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh hiệp định vay; nhóm giải pháp kiểm soát chi, giải ngân, xử lý đơn rút vốn của nhà tài trợ; nhóm giải pháp về hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý về cho vay lại.Giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 80% kế hoạch Tìm giải pháp giải ngân các dự án vay vốn của WB Giải ngân vốn nước ngoài tăng: Cải thiện chưa nhiều Toàn cảnh hội nghị với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 11 tháng đầu năm 2020. Ảnh: H.Anh.
相关推荐
-
Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
-
Hà Nội: Xử phạt trên 240 phương tiện vi phạm đỗ xe theo ngày chẵn
-
Mừng hụt Mỹ
-
G7 khẳng định sẽ nỗ lực hợp tác đẩy lùi đại dịch COVID
-
Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
-
ĐHCĐ Techcombank (TCB): Đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 22.000 tỷ đồng trong năm 2023
- 最近发表
-
- Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- Nga dỡ bỏ hạn chế nhập cảnh đối với công dân 4 nước bao gồm Việt Nam
- Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo tham dự Hội nghị Cấp cao APEC
- Hạ viện Mỹ thông qua điều khoản luận tội Tổng thống Donald Trump
- Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- Xuất nhập khẩu hàng hóa sắp cán ngưỡng 500 tỷ USD
- Tập đoàn TH nghiên cứu đầu tư thực hiện 4 dự án tại Kon Tum
- Ngày 16/1: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng neo đỉnh 9 tháng, vàng miếng SJC đi ngang
- Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- Ngày 4/3: Giá vàng miếng SJC tăng giảm trái chiều, vàng thế giới xác lập tuần đầu tiên trong 5 tuần
- 随机阅读
-
- (INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- Khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao chưa từng có
- Gỡ vướng giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm
- Nguồn cơn khiến cựu Đại sứ Mỹ “bóc mẽ” ông Trump
- 37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- Gắn kết phụ nữ với tổ chức Hội
- Các nước hoan nghênh thỏa thuận gia hạn New START giữa Nga và Mỹ
- Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ gấp rút đẩy mạnh chiến dịch vận động
- Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- Động lực khôi phục niềm tin cho thị trường trái phiếu
- Phối hợp đưa gần 360 công dân Việt Nam từ Hoa Kỳ về nước an toàn
- Xúc tiến đầu tư đóng vai trò là đòn bẩy trong xây dựng nông thôn mới tại Quảng Trị
- Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- Quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh
- Mexico bắt giữ các binh sỹ liên quan vụ 43 thực tập sinh mất tích
- Dự báo thời tiết hôm nay 19/11: Bão Kalmaegi đang tiến vào Biển Đông, miền Bắc tiếp tục mưa rét
- Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- Ngày 23/3: Lãi suất huy động 12 tháng ở ngân hàng nào cao nhất?
- Không thể phủ nhận nỗ lực phòng, chống mua bán người tại Việt Nam
- ĐHĐCĐ 2023: Lợi nhuận sau thuế của ABBANK đạt 1.352 tỷ đồng, chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%
- 搜索
-
- 友情链接
-
- PM hosts WB Vice President for East Asia and Pacific
- Kuwaiti Prime Minister to visit Việt Nam
- President attends ethnic groups’ cultural day
- Party chief pays visit to Phú Yên
- Tin tức về thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (5/12
- Soi kèo góc Timor Leste vs Thái Lan, 20h00 ngày 8/12
- Prime Minister receives WEF Managing Director
- US diplomat elaborates on President Obama’s visit to VN
- PM welcomes Guizhou party chief
- Forum on Việt Nam’s lessons for Korean unification