当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【tỷ số bóng đá napoli】Xây dựng hệ thống tài chính y tế giúp giảm chi phí cho người dân

Bệnh nhân chờ làm thủ tục KCB tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh: L.V

Bệnh nhân chờ làm thủ tục KCB tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh: L.V

Phấn đấu tỷ lệ dưới 2% hộ gia đình phải đối mặt với chi phí cao

Tiến tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân,âydựnghệthốngtàichínhytếgiúpgiảmchiphíchongườidâtỷ số bóng đá napoli đến 2025, Việt Nam đặt ra các mục tiêu: bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 90%, bao gồm tất cả người nghèo, cận nghèo, người trên 70 tuổi. Đồng thời, chi từ ngân sách cho y tế đạt 4,5% GDP, chủ yếu qua cơ chế BHYT; chi từ Quỹ BHYT cho chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt 30%, để có thể đáp ứng được nhu cầu phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm (NCDs) và sự gia tăng người cao tuổi. Việt Nam cũng phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ gia đình phải đối mặt với chi phí cao khi KCB xuống dưới 2%.

Theo bà Nguyễn Kim Phượng - chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam có một năng lực cung ứng dịch vụ y tế tương đối tốt. Mức độ bao phủ các dịch vụ y tế thiết yếu khá cao và chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân đạt 73/100. Tuy nhiên, khoảng 5% dân số phải đối mặt với các chi phí lớn khi đi KCB do chi từ tiền túi cho y tế (trên 25% thu nhập của hộ gia đình). Bên cạnh đó, vẫn còn thách thức liên quan đến các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm. Ví dụ như điều trị HIV, mức độ mắc bệnh cao huyết áp trong dân số…

Theo WHO, để giảm các chi phí lớn khi KCB do chi từ tiền túi cho y tế (trên 25% thu nhập của hộ gia đình), cần xây dựng một hệ thống tài chính y tế bền vững, công bằng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân... Hệ thống này đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận dịch vụ y tế thiết yếu khi cần mà không phải đối mặt với gánh nặng tài chính hay bị rơi vào đói nghèo về chi phí y tế. Giải pháp cho vấn đề này là củng cố 3 chức năng của hệ thống tài chính y tế: huy động nguồn lực; gộp quỹ và phân bổ quỹ; chi trả cho bên KCB.

Ngân sách hỗ trợ hợp lý hơn với những hộ không có khả năng đóng góp

Theo bà Nguyễn Kim Phượng, về vấn đề huy động quỹ, Việt Nam đã và đang thực hiện việc đảm bảo nguồn thu ở khu vực chính quy (chính thức) đạt tuân thủ tham gia BHYT 100%; thiết kế hệ thống đăng ký và tham gia theo hộ gia đình để bao phủ mọi thành viên trong gia đình, kể cả những người không có thu nhập một cách nhất quán và bền vững. Tuy nhiên, cần nghiên cứu hỗ trợ hộ gia đình trong khối phi chính quy bằng cách sử dụng ngân sách hỗ trợ hợp lý hơn với những hộ không có khả năng đóng góp. Ví dụ, giảm dần trợ cấp 100% cho thân nhân phụ thuộc của khối chính quy để chuyển sang hỗ trợ hộ gia đình khu vực phi chính quy. Bên cạnh đó, tiếp tục trợ cấp ngân sách nhà nước để mua thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo, người trên 70 tuổi và các đối tượng dễ bị tổn thương khác. Nguồn ngân sách này sẽ tăng lên khi các bệnh viện thực hiện tự chủ hoàn toàn về tài chính và giá dịch vụ tính đủ. Đồng thời, tạo nguồn thu ngân sách mới cho y tế từ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, rượu bia. Ngoài ra, cần nghiên cứu xây dựng chương trình bảo hiểm chăm sóc dài hạn để ứng phó với tình trạng dân số già, tăng nhu cầu chăm sóc dài hạn.

Về vấn đề phân bổ quỹ, cần nghiên cứu xây dựng nguyên tắc phân bổ không dựa vào số thu của mỗi tỉnh mà dựa vào nhu cầu KCB của mỗi tỉnh và sự cân đối quỹ trong toàn quốc. Ưu tiên ngân sách đầu tư cho y tế cơ sở, hệ thống y tế huyện để xây dựng y tế huyện thành nền tảng cho chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ngoài ra, cần xây dựng gói dịch vụ y tế dựa trên bằng chứng về chi phí - hiệu quả. Các dịch vụ được bao phủ toàn diện bao gồm phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, điều trị, phục hồi, chăm sóc giảm nhẹ và chăm sóc cuối đời. Trong đó, ưu tiên các dịch vụ chi phí thấp nhưng hiệu quả cao và có thể được cung ứng ở tuyến cơ sở. Việc chi trả có thể áp dụng theo định suất cho dịch vụ ngoại trú và DRGs (phương pháp thanh toán cho bệnh viện theo nhóm chẩn đoán) cho dịch vụ nội trú. Bên cạnh đó, cần thiết kế phương thức chi trả tương thích với mô hình cung ứng dịch vụ, theo hướng liên tục và có điều phối tốt ở tuyến ban đầu. Đồng thời, thiết kế các khuyến khích phù hợp nhằm tăng cung ứng các dịch vụ cho bệnh nhân NCDs và người cao tuổi ngay tại xã. Ví dụ như việc áp dụng cùng 1 phác đồ điều trị, chi trả cùng 1 giá cho những chẩn đoán như nhau, ở tất cả các tuyến.

Theo ông Hironari Onishi - Trưởng nhóm dự án SHIP (dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng và tăng cường quản lý phương thức chi trả của gói dịch vụ y tế cơ bản do Quỹ BHYT chi trả tại Việt Nam), do vấn đề già hóa dân số, chi phí y tế chắc chắn sẽ tăng. Vì vậy, một số chính sách cần phải được xem xét thực hiện, trong đó có vấn đề tăng phí BHYT. Tuy nhiên, tăng phí đồng nghĩa với việc khả năng tiếp cận và chất lượng các dịch vụ cần được cải thiện.

Bên cạnh đó, cần có các chế tài xử lý đối với tình trạng trốn đóng BHYT. Ông Hironari Onishi cũng cho biết, tại Nhật Bản, tham gia BHYT công giống như nghĩa vụ của người dân. Nếu có người không đóng phí BHYT thì họ có thể bị tịch thu tài sản (nhà).

Thảo Miên

分享到: