【tyle bong88】Có nên miễn tội tử hình cho tội phạm 70 tuổi trở lên?

时间:2025-01-10 17:23:34 来源:Empire777

bùi thị an

Đại biểu Bùi Thị An (Đoàn Hà Nội).

ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đồng ý với quan điểm đối mới của dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi lần này. Tuy nhiên,ónênmiễntộitửhìnhchotộiphạmtuổitrởlêtyle bong88 “nếu chúng ta đổi mới quá và đặc biệt là nhân đạo quá đối với tội phạm thì chúng ta vô hình chung lại vô nhân đạo với xã hội, bởi tội phạm hình sự đã gây ra bao nhiêu đau thương cho xã hội. Vì vậy, cần cân nhắc rất kỹ các điều luật khi sửa đổi”.

ĐB Thuyền đồng ý về mặt quan điểm khi bỏ bớt một số tội danh tử hình nhưng cần xem xét lại. ĐB bày tỏ, “chẳng hạn như quy định đưa ra trong dự luật là bỏ án tử hình đối với người trên 70 tuổi, cơ sở nào là 70 tuổi không phạm tội đặc biệt nghiêm trọng? Trường hợp một ông trên 70 tuổi nhưng là tổ chức buôn bán ma túy, cầm đầu một băng đảng khét tiếng gây đau thương cho xã hội, ... thì tử hình hay tha? Nếu tha thì có lẽ là vô nhân đạo với xã hội”.

“Cơ sở để đề xuất quy định này tôi cho rằng chưa có, nếu không cân nhắc kỹ thì chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia. Tuổi bây giờ rất khác, ông 60 tuổi ngày xưa già lắm rồi, nhưng bây giờ người ta ví: “60 như tuổi dậy thì; 70 chập chững biết đi vào đời” - câu phát biểu này ĐB Thuyền khiến hội trường dậy tiếng cười.

Còn ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) cũng không đồng tình với việc không tử hình đối với tội phạm hình sự trên 70 tuổi. ĐB lấy ví dụ bằng hình ảnh: “Thông thường khi làm lễ phóng sinh, chúng ta thường phóng sinh bằng cá chép, cá rô,... hiền lành, có lợi... chứ không thể phóng sinh cá mập... Do đó, tôi không thể đồng ý quy định này, trừ một số trường hợp đặc biệt”.

ĐB Triệu Là Pham (Hà Giang) cũng cho hay: "Đây là một chính sách hình sự nhân đạo đối với những người đã đến tuổi thượng thọ theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng quy định này là chưa hợp lý. Vì thực tế cho thấy, như ở một số nước có nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất được cải thiện, tuổi thọ bình quân ngày được nâng lên, những người có từ 70 tuổi trở lên vẫn khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn, là những người có vốn hiểu biết và giàu kinh nghiệm".

Thực tế, ở Việt Nam những người ở độ tuổi này khỏe mạnh không hiếm, vẫn có khả năng là người tổ chức, cầm đầu tội phạm, còn có thể phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nếu ta chuyển từ án tử hình thành tù chung thân. Như vậy, đối tượng này vẫn còn đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, hậu quả sẽ không lường trước được, tính nghiêm minh của pháp luật không được thực thi một cách nghiêm chỉnh.

“Nếu quy định như dự thảo luật thì người từ đủ 70 tuổi trở lên phạm bất kỳ tội phạm nào cũng được miễn hình phạt tử hình. Như vậy tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội khủng bố, tội chống loài người, tội phạm chiến tranh được miễn áp dụng hình phạt tử hình lại càng phải hết sức cân nhắc và cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này", ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) phân tích thêm.

“Tôi đề nghị luật nên bỏ quy định này, ... đồng thời đề nghị theo hướng không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình đối với người thật sự già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, khi có kết quả giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền”, ĐB Pham đề xuất.

Ở một góc nhìn khác, ĐB Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cho rằng, nếu quy định không áp dụng, không thi hành án tử hình đối với người bị kết án từ 70 tuổi trở lên, có thể dẫn đến việc lợi dụng để trì hoãn, trốn tránh sự trừng trị, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Hơn nữa, quy định như vậy không có căn cứ và không thuyết phục, khó có khả thi. Mặt khác, nếu như quy định theo Luật người cao tuổi thì luật lại quy định tuổi từ 60 trở lên chứ không phải từ 70 tuổi trở lên./.

Duy Thái

推荐内容