Hội nghị chuyên đề về “Bảo vệ các cơ quan Hải quan khỏi tội phạm có tổ chức” thu hút hơn 350 đại biểu đến từ gần 100 quốc gia thành viên,ổchứchộinghịchuyênđềđầutiênvềbảovệcơquanHảiquankhỏitộiphạmcótổchứlịch đâ c1 đại diện của Nhóm tư vấn khu vực tư nhân WCO, Interpol, Europol và Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC) tham dự tại Trụ sở WCO ở Brussels, Bỉ và trực tuyến. Tổng thư ký Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), Tiến sĩ Kunio Mikuriya, đến dự và có bài phát biểu khai mạc cuộc họp.
Trong bài phát biểu của mình, Tiến sĩ Kunio Mikuriya nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện và cho biết mục đích của Hội nghị chuyên đề này nhằm đóng góp cho tương lai của ngành Hải quan với trọng tâm là kiến thức, tính chuyên nghiệp và liêm chính hải quan. Trong những năm qua, tội phạm có tổ chức nhắm mục tiêu vào công chức hải quan tại biên giới để tham nhũng, đe dọa và xâm nhập vào chuỗi cung ứng nhằm tìm kiếm lợi nhuận bất hợp pháp. Theo đó, Tổng thư ký lưu ý cần nghiên cứu sâu hơn mối tương tác giữa tham nhũng và ép buộc của tội phạm có tổ chức và phát triển các thông lệ tốt nhất để bảo vệ các quan chức Hải quan khỏi các tổ chức tội phạm này. Trong ngày đầu tiên của hội nghị chuyên đề, các Thành viên đã chia sẻ kinh nghiệm của mình khi đối mặt với vấn đề tội phạm có tổ chức, tác động đối với cơ quan Hải quan và các biện pháp ứng phó đã được thực hiện. Các nhà nghiên cứu học thuật tại Bộ phận hỗ trợ chống tham nhũng quốc tế U4 cũng chia sẻ chi tiết những cách thức mà tội phạm có tổ chức có thể ảnh hưởng đến tham nhũng trong Hải quan, từ đe dọa trực tiếp đến các hình thức quấy rối tinh vi hơn. Theo U4, cơ quan Hải quan nên thực hiện các biện pháp mang tính nội bộ để ngăn chặn tình trạng này.
Trong ngày thứ hai, đại diện của Nhóm tư vấn khu vực tư nhân WCO, INTERPOL, Europol, Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC) và Sáng kiến toàn cầu chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề tương tự và các biện pháp cụ thể mà họ đã thực hiện để chống lại sự xâm nhập của tội phạm có tổ chức. Hội nghị chuyên đề này được thực hiện thông qua Chương trình Thúc đẩy Liêm chính và Chống Tham nhũng (A-CIP) của WCO. Chương trình A-CIP hiện cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho hơn 20 quốc gia trên 5 khu vực của WCO, với nguồn tài trợ từ Na Uy và Canada. |