【ket qua bong da bi】Doanh nghiệp còn khó vì các bộ, ngành "chia phần" quản lý

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 18:03:19 评论数:
doanh nghiep con kho vi cac bo nganh chia phan quan lyCác bộ, ngành sẽ giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó tranh chấp thương mại
doanh nghiep con kho vi cac bo nganh chia phan quan lyDoanh nghiệp khó đáp ứng quy tắc xuất xứ do ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển
doanh nghiep con kho vi cac bo nganh chia phan quan lyHải quan TPHCM cảnh báo các vi phạm để doanh nghiệp phòng tránh
doanh nghiep con kho vi cac bo nganh chia phan quan lyLàm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong quản lý dự án ODA
doanh nghiep con kho vi cac bo nganh chia phan quan ly
Hội thảo Môi trường kinh doanh Việt Nam 2016–2019 qua xếp hạng Doing Business: Kết quả và một số gợi ý cải cách. Ảnh: H.Dịu

Sáng 28/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – CIEM đã tổ chức Hội thảo Môi trường kinh doanh Việt Nam 2016–2019 qua xếp hạng Doing Business: Kết quả và một số gợi ý cải cách.

Đại diện nhóm nghiên cứu của CIEM cho biết, báo cáo của WB ghi nhận 2 chỉ số cải thiện vượt trội trong giai đoạn này là tiếp cận điện năng (tăng 69 bậc); nộp thuế và BHXH (tăng 58 bậc). Có 3 chỉ số tăng hạng bởi có cải cách, gồm tiếp cận tín dụng tăng (7 bậc), khởi sự kinh doanh (tăng 6 bậc), nộp thuế và BHXH (tăng 58 bậc).

Cũng theo xếp hạng của WB, có 1 chỉ số tăng hạng nhưng do các nước khác giảm bậc là giải quyết phá sản của doanh nghiệp, lần lượt từ vị trí 125, 129, 133 lên vị trí 122 thế giới.

Đánh giá về chỉ số này, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cho rằng, giải quyết phá sản doanh nghiệp trong nhiều năm không có cải cách, thời gian kéo dài; tỷ lệ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh thấp. Trong ASEAN, xếp hạng chỉ số này của Việt Nam chỉ đứng trên Lào.

Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn 4 chỉ số giảm bậc, như giao dịch thương mại qua biên giới giảm 11 bậc, nguyên nhân do cải cách quản lý chuyên ngành còn rất chậm và ngày càng có khoảng cách xa so với các nước trong khu vực. Chỉ số bảo vệ cổ đông thiểu số cũng giảm 10 bậc.

Nói rõ thêm về những rào cản của quản lý chuyên ngành, theo bà Nguyễn Minh Thảo, kiểm tra chuyên ngành chậm cải cách, thậm chí có những văn bản mới được ban hành đi ngược lại với chỉ đạo của Chính phủ, hoặc thể hiện cải cách hình thức, thiếu thực chất. Có tình trạng một số bộ, ngành “khai thác” yêu cầu về quản lý mặt hàng theo mã HS để mở rộng thêm đối tượng quản lý; thậm chí là tình trạng chia phần quản lý trong các văn bản pháp luật.

“Điểm tên” một ví dụ cụ thể là việc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH), Bộ Công Thương cùng quản lý mặt hàng nồi hơi TCVN 7704:2007 và QCVN 01-2008/BLĐTBXH, trong khi Bộ LĐTBXH quản lý nồi hơi có áp suất không qua 16 bar, thì Bộ Công Thương quản lý nồi hơi có áp suất trên 16 bar.

Ngoài ra, trong quá trình rà soát các điều kiện kinh doanh của CIEM cũng cho thấy trong công tác kiểm tra chuyên ngành, Bộ Công Thương chậm cải cách, thậm chí có những văn bản mới được ban hành đi ngược với chỉ đạo Chính phủ, hoặc thể hiện cải cách hình thức, thiếu thực chất.

Ví dụ, khi công bố danh mục các mặt hàng (kèm mã hồ sơ) đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, trong đó có hàng trăm mặt hàng sắt thép, dệt may được liệt kê trong danh mục. Tuy nhiên, nội dung trong quyết định công bố danh mục của bộ chỉ là không kiểm tra trong giai đoạn thông quan, mà chuyển sang… sau thông quan.

Không những thế, chi phí không chính thức còn phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực. Theo khảo sát của CIEM, tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều phải chi trả chi phí không chính thức với mức cao cho các tổ chức kiểm định. Các tổ chức này thường yêu cầu doanh nghiệp phải chi ngoài với mức 25-30 đồng/kg gạo, tương đương với 25-30 triệu đồng/1.000 tấn.