【jeju đấu với incheon united】Đẩy mạnh y tế cơ sở hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân

时间:2025-01-10 15:28:24 来源:Empire777

day manh y te co so huong toi bao phu suc khoe toan dan

Việc bao phủ sức khỏe toàn dân hướng tới mục tiêu mỗi người dân đều được chăm sóc sức khỏe toàn diện. Ảnh: DN​​​.

Nỗ lực phát triển y tế cơ sở

Thời gian qua Bộ Y tế đã có sự nỗ lực thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân,Đẩymạnhytếcơsởhướngtớibaophủsứckhỏetoàndâjeju đấu với incheon united bảo đảm rằng tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào mà không gặp khó khăn về tài chính. Mục tiêu này bao gồm toàn bộ các dịch vụ thiết yếu trong suốt cuộc đời- từ nâng cao sức khoẻ đến phòng ngừa, điều trị, phục hồi chức năng, chăm sóc giảm nhẹ.

Để thực hiện mục tiêu lớn nêu trên, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ đang triển khai các hoạt động thiết thực để nâng cao chất lượng của y tế cơ sở như luân phiên cán bộ từ huyện xuống và từ xã lên tuyến trên, bồi dưỡng cán bộ tuyến dưới để nâng cao kỹ thuật chuyên môn, được tiếp cận với mô hình bệnh tật, nhu cầu của người dân.

Ngoài ra, tư lệnh ngành Y tế cũng khẳng định, thời gian tới Bộ Y tế yêu cầu công tác dự phòng cần được làm tốt hơn nữa. “Người dân cần được khám sức khỏe định kỳ chứ không chỉ khám bệnh khi ốm đau. Người dân phải được khám sàng lọc để phát hiện sớm nguy cơ, mầm mống bệnh tật, điều trị kịp thời nhằm giảm thấp nhất chi phí điều trị. Bên cạnh đó, người dân phải được tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định.

Với năm 2018, ngành Y tế đặt ra nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên trong phát triển y tế cơ sở là tăng cường hoạt động của trạm y tế gắn với mô hình y học gia đình.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ Y tế đã thực hiện giải pháp: “Nâng cao chất lượng chăm sóc, quản lý sức khỏe nhân dân và khám, chữa bệnh các bệnh mạn tính tại 26 trạm y tế xã, phường” góp phần giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương.

Ngoài ra, Bộ Y tế đã chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, tập trung vào cấp cứu, khám chữa bệnh thông thường; chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; quản lý bệnh mạn tính; thực hiện khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân; ứng dụng công nghệ thông tin tại các trạm y tế xã…

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện cả nước có hơn 700 trung tâm y tế huyện, quận, thị xã; hơn 11.100 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có hơn 60% số trạm y tế đã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010 - 2020; 100% số xã có trạm y tế hoặc có phòng khám đa khoa khu vực liên xã; 87,5% số trạm y tế xã có bác sỹ làm việc; 96% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi và hơn 95% số thôn, bản có nhân viên y tế thôn, bản hoặc cô đỡ thôn, bản…

Dù thời gian qua ghi nhận nhiều nỗ lực của tuyến y tế cơ sở, song theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện y tế cơ sở vẫn tồn tại nhiều bất cập chưa được giải quyết. Trong đó, khó khăn lớn nhất là về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế chính sách và phát triển nguồn nhân lực đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, những năm qua định mức được phân bổ cho y tế tuyến xã về cơ bản mới đáp ứng các khoản chi cho con người (lương, phụ cấp, các khoản đóng góp) và chi hành chính như tiền điện, nước, công tác phí. Chưa có hoặc bố trí được rất ít kinh phí để cán bộ y tế dự phòng, trạm y tế đi kiểm tra, giám sát, thực hiện các hoạt động dự phòng; các hoạt động này chủ yếu sử dụng từ kinh phí chương trình mục tiêu y tế - dân số.

Cần sự vào cuộc của xã hội

Bao phủ sức khoẻ toàn dân là mơ ước không chỉ của Việt Nam, mà của các quốc gia trên toàn thế giới. Đó là nâng cao chất lượng nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ chế tài chính và thực hiện BHYT toàn dân. “Để làm được việc này, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đầu mối là ngành Y tế", Bộ trưởng Tiến chia sẻ.

Để thực hiện bao phủ sức khỏe toàn dân hiện còn nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể như, người dân chưa nêu cao ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chỉ đến chữa bệnh khi đã mắc bệnh, chưa được kiểm tra sức khoẻ định kỳ, chưa tin tưởng vào chất lượng y tế cơ sở, vượt lên tuyến trên gây tốn kém và quá tải cho tuyến trên.

Mặt khác, ô nhiễm môi trường, mất an vệ sinh toàn thực phẩm, xuất hiện nhiều bệnh dịch mới nổi, gia tăng các bệnh không lây nhiễm, tai nạn giao thông, lạm dụng rượu bia, nghiện thuốc lá,... là những nguy cơ gây bệnh, tạo gánh nặng cho y tế và kinh tế, trong khi hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đặc biệt cho người cao tuổi dựa theo nguyên lý y học gia đình mới được triển khai thí điểm nên còn rất hạn chế...

Trong bối cảnh như vậy Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi cán bộ y tế cần thường xuyên trau dồi chuyên môn, tu dưỡng y đức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Còn theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, để tăng cường y tế cơ sở, thời gian qua Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện thực hiện nghiêm Đề án 5168/QĐ-BYT ngày 24/8/2018 về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh về hỗ trợ các trạm y tế xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm tải cho y tế tuyến trên, tạo lòng tin của nhân dân vào tuyến y tế cơ sở.

Việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các trạm y tế xã, phường, theo ông Khuê, nhằm nâng cao chất lượng công tác dự phòng, khám, chữa bệnh có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân tại cộng đồng, tiến tới sự công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại các vùng, miền trong cả nước. Đồng thời có tác dụng đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ có trình độ chuyên môn để từng bước đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại địa phương, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên

“Với chức năng y tế cơ sở là gắn với dự phòng, nâng cao sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, gắn với sức khỏe ban đầu, gắn với dinh dưỡng, ăn uống, tập thể dục để giảm suy dinh dưỡng, phát triển chiều cao, tầm vóc thể lực, phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch tiểu đường), Bộ Y tế hy vọng, trạm y tế sẽ là nơi người dân đến đầu tiên thay vì phải lên tuyến trên mỗi khi có bệnh”, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nói.

推荐内容