当前位置:首页 > Thể thao

【keo chap 1/4】Có thể xem xét Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường vào đầu năm 2024

Quốc hội sẽ xem xét,óthểxemxétLuậtĐấtđaisửađổitạiKỳhọpbấtthườngvàođầunăkeo chap 1/4 thông qua 9 dự án luật tại Kỳ họp thứ 6 Thận trọng xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) Chủ tịch Quốc hội: Vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra
Có thể xem xét Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường vào đầu năm 2024
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trả lời họp báo. Ảnh: Quochoi.vn

Tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra ngay sau lễ bế mạc Kỳ họp vào ngày 29/11, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã thông tin, Quốc hội có thể xem xét tiếp về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1/2024.

Tại buổi họp báo, thông tin về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), bà Hoàng Thị Lan Nhung, Ủy viên Ban Thư ký, Vụ trưởng Vụ Thông tin (Văn phòng Quốc hội) cho biết, đây là dự án Luật phức tạp, có tính chất đặc biệt quan trọng, tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Sau khi xem xét toàn diện, thận trọng, Quốc hội đã quyết định chưa thông qua Luật này tại kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian tiếp tục hoàn thiện các phương án chính sách quan trọng, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến tham gia và rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng tốt nhất dự thảo Luật và việc chuẩn bị hoàn thiện đồng bộ các dự thảo Nghị định, văn bản quy định chi tiết Luật, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật sau khi được ban hành.

Về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đây cũng là dự án Luật khó, có tính chất nhạy cảm, liên quan đến an ninh tài chính quốc gia, an ninh, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh tế, bảo đảm an toàn, trật tự xã hội. Nên Quốc hội đã thống nhất chưa thông qua Luật này tại Kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng, thận trọng trên cơ sở khoa học, bảo đảm tính phù hợp và tính khả thi trong thực tiễn để hoàn thiện dự thảo Luật.

Trả lời báo chí về vấn đề này, việc tạm lùi chưa thông qua 2 dự án Luật thể hiện tinh thần cẩn trọng và trách nhiệm vì còn nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận, nên cần thời gian xem xét, đánh giá kỹ lưỡng tác động của chính sách, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế và không xung đột, chồng chéo với các quy định khác.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thông tin thêm, vấn đề này sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để có thể xem xét tại kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1/2024, cùng một số nội dung cấp bách khác theo đề nghị của Chính phủ.

Liên quan tới một số vấn đề còn vướng mắc tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến cho biết một số vấn đề liên quan đến nhà ở thương mại; mối quan hệ giữa các trường hợp thu hồi đất và thỏa thuận quyền sử dụng đất thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội mà không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; phương pháp định giá đất; vấn đề quản lý, khai thác quỹ đất… cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách để có phương án tối ưu.

Có thể xem xét Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường vào đầu năm 2024
Ông Trần Văn Lâm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trả lời cầu hỏi của báo chí. Ảnh: Quochoi.vn

Trao đổi thêm, ông Trần Văn Lâm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho hay, trong các vấn đề lớn còn nhiều ý kiến thì phương pháp định giá đất là nội dung phức tạp, dù liên quan đến lĩnh vực giá nhưng Luật Giá lại quy định định giá đất thuộc quy định của Luật Đất đai. Nên hiện nay, dự thảo Luật đưa ra một số phương pháp định giá đất, mỗi phương pháp lại phù hợp trong hoàn cảnh và điều kiện nhất định nên cần rà soát để chọn lựa trường hợp nào, điều kiện nào thì áp dụng phơng pháp nào.

Về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), theo bà Phạm Thị Hồng Yến, còn 3 vấn đề hết sức quan trọng còn ý kiến khác nhau, gồm: các biện pháp can thiệp sớm; kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt với các tổ chức tín dụng. Đây đều là những vấn đề trọng yếu, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính quốc gia nói chung, cũng như liên quan đến vấn đề sử dụng nguồn lực quốc gia.

Bao giờ sửa Luật Thuế Thu nhập cá nhân?

Cũng tại họp báo, trả lời câu hỏi của báo chí về tiến trình sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân khi có nhiều ý kiến cho rằng các quy định đã không còn phù hợp, ông Trần Văn Lâm cho biết, theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội thì tới năm 2025 sẽ bàn về vấn đề này.

Đại diện Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cũng cho biết từng nêu ý kiến đề nghị nếu có điều kiện thì đẩy nhanh sửa đổi Luật này, nhưng khi xét về tổng thể thì ông Lâm nhận định việc này hiện nay là “chưa khả thi”.

Ông Trần Văn Lâm cũng nêu, Quốc hội luôn quan tâm đến chính sách có lợi cho nhân dân. Vì thế, chính sách về thuế GTGT – là thuế gián thu hay về thuế tiêu thụ đặc biệt – thuế trực thu, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, tiêu dùng của nhân dân, đã được Quốc hội cho ý kiến để Chính phủ đẩy nhanh tiến độ trình Quốc hội trong năm 2024.

Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nêu rõ: các nội dung chỉnh sửa, hoàn thiện pháp luật về thuế nhiều nên Quốc hội không thể tập trung và hoàn thiện tất cả, mà cần có lộ trình cụ thể để đủ thời gian triển khai, cùng việc đánh giá, tổng kết cũng như học tập và trao đổi kinh nghiệm… nên lộ trình về xây dựng pháp luật như trên là phù hợp.

分享到: