Ông Nguyễn Tấn Lộc - Phó Tổng giám đốc,ụnữkq bd tho nhi ky Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ EVN - chia sẻ: Làm trong ngành Điện, các chị lại phải nỗ lực gấp nhiều lần so với nam giới. Mưa gió, đêm tối vẫn phải đi ca. Hết ca về lại tiếp tục với bao công việc không tên. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Hải Phòng là điểm nóng trong những trận oanh tạc của máy bay Mỹ. Trạm 110 kV An Lạc trở thành lũy thép kiên cường với 8 cô gái phần lớn ở tuổi mười tám đôi mươi. Ngoài công việc trực ca, lúc có chiến sự, các cô còn tham gia chiến đấu. Có lần, một khẩu đội pháo cao xạ bị trúng bom Mỹ, các chị đã xông vào trận địa, thay thế những pháo thủ đã hy sinh, tham gia vác đạn, cứu tải thương. Đến nay, Trạm 110 kV An Lạc và 8 cô gái dũng cảm ở đây mãi mãi là địa chỉ tri ân của các thế hệ ngành Điện.
Ngược lại những năm 90 của thế kỷ trước, khi nhà nước huy động tổng lực xây dựng đường dây 500 kV mạch 1, cả đội nữ 6B - Xí nghiệp vật liệu xây dựng điện (Công ty Xây lắp điện 1) đã xung phong đi tuyến. 100% là nữ nhưng các chị đã tự đào hố móng, tự vác xi măng, gánh cát, đá, nước, vác sắt thép lên chân cột để làm giàn giáo đổ bê tông, kéo dây lấy độ võng, dựng cột, trèo lên độ cao 40-50m. Cũng trên mặt trận này còn xuất hiện một bóng hồng được mệnh danh là “nữ tướng số 1 của truyền tải”. Đó là bà Hồ Thị Bích Phượng - nguyên Giám đốc Công ty Truyền tải điện 4. Bà kể, có lần đi giám sát nghiệm thu, gặp chiếc cột cao 110m, 2 ông phó giám đốc đi cùng không dám trèo lên vì sợ độ cao, bà lập tức trèo lên tận đỉnh cột, kiểm tra từng mối nối, từng bu lông rồi mới chịu nghiệm thu. Bà tâm sự, nhiều lúc phải quên mình là phụ nữ, phải tự trọng, cương quyết, phải làm được mới nói được, ai không dám dấn thân, sẽ tự đánh mất niềm đam mê và sự thành công của mình.
Đặc biệt, để có Thủy điện Sơn La đáng tự hào hôm nay, ngoài hàng vạn người thợ tham gia công trình, còn có công sức không nhỏ của những CBCNV của Xí nghiệp Khảo sát xây dựng điện I (Công ty Tư vấn xây dựng điện I- EVN). Trong đó, nhiều cán bộ nữ đã để lại gia đình ở phía sau để trở thành những người đặt dấu chân đầu tiên trên mảnh đất này để nghiên cứu về khả năng xây dựng nhà máy. Các chị xác định: ăn ở có thể tạm bợ nhưng công việc phải rất chỉn chu. Chỉ cần bỏ sót vài hang ngầm, nhầm lẫn một số chỉ tiêu kỹ thuật là có thể ảnh hưởng tới cả một công trình. Khi Thủy điện Sơn La rầm rộ khởi công, họ lại lặng lẽ rút quân đi tới những công trình khác xa xôi hơn, hẻo lánh hơn. Ít ai biết đến tên các chị nhưng kết quả khảo sát của các chị từ những ngày đầu tiên luôn là bước khởi đầu cho những quyết định trọng đại của ngày sau.
Gian nan không kém là những chị phải trực vận hành, những chị làm việc ở vùng sâu, vùng xa. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - nguyên Giám đốc kỹ thuật Nhà máy điện Việt Trì - tâm sự: Nghề vận hành điện đã rèn luyện tôi toàn diện từ lề lối, tác phong làm việc đến cách đối nhân xử thế, sự bền bỉ dẻo dai và tính kỷ luật nghiêm khắc, kiên trì bình tĩnh. Trong chiến tranh chống phá hoại của máy bay Mỹ, không ít đồng nghiệp của bà Thủy đã hy sinh để bảo vệ dòng điện cho Tổ quốc, những đau thương mất mát ấy đã hun đúc tinh thần quyết chiến quyết thắng của những người thợ điện luôn sẵn sàng vì “Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”.
Không riêng lĩnh vực vận hành, sự say mê cải tiến, sáng tạo của phụ nữ EVN còn thể hiện trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Anh hùng lao động Nguyễn Thị Nguyệt (Công ty Thiết bị Điện Đông Anh - EEMC) được mệnh danh là “Người phụ nữ vàng của ngành Điện” với sáng chế bộ 3 máy biến áp 110 kV- 220 kV- 500 kV. Điều đáng nói, việc chế tạo thành công các máy biến áp 110kV - 500kV không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn CBCNV của EEMC mà còn trở thành đối trọng để các hãng nước ngoài bán sản phẩm vào Việt Nam phải giảm giá từ 20-30%; giúp ngành Điện tiết kiệm chi phí mua sắm, giảm nhập siêu cho đất nước, phục vụ chống quá tải cho lưới điện quốc gia. Với chị Nguyệt, lý do thành công rất đơn giản: Việc gì đàn ông làm được thì phụ nữ phải làm được.
Không chỉ giỏi việc nước, chị em phụ nữ ngành Điện còn biết cách thu xếp thời gian cho gia đình, chăm sóc chồng con, làm ngọn lửa ấm áp trong cuộc sống gia đình. Sau mỗi ngày làm việc, trở về gia đình, các chị lại hóa thân thành người giữ lửa trong tổ ấm gia đình. Chị Nguyễn Thị Hoa Lý (Điện lực Tây Hồ - Hà Nội) khẳng định: Để trở thành người phụ nữ hạnh phúc và thành công, điều quan trọng là phải sống hết mình, yêu nghề, chia sẻ với chồng, rèn các con tính tự lập, tự giác. Gia đình phải hạnh phúc thì công việc mới thành công.
顶: 2踩: 46752Chúng tôi hiểu rằng, cuộc sống thanh thản, vô tư chỉ có được khi các chị đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Các chị đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành Điện. Xây dựng hình ảnh người phụ nữ ngành “Năng động, sáng tạo, tự tin, trách nhiệm”.
【kq bd tho nhi ky】Phụ nữ EVN
人参与 | 时间:2025-01-10 22:04:35
相关文章
- Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- Công an Bình Thuận vượt biển, bắt kẻ truy nã đặc biệt nguy hiểm
- Quan chức nhận hối lộ từ Xuyên Việt Oil nộp bao nhiêu tiền khắc phục hậu quả?
- Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng
- TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- Cài đặt app giả mạo Bộ Công an, người phụ nữ ở Hà Nội mất 500 triệu đồng
- Cán bộ ban quản lý dự án huyện ở Quảng Bình bị bắt
- Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu có 2 triệu, Xuyên Việt Oil nâng khống lên 219 tỷ
- 'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- Xe hỏng đậu giữa đường, tài xế có bị phạt vì cản trở giao thông?
评论专区