【xem tỷ số bóng đá lưu】Lạng Sơn: Tình trạng lợi dụng tiêu chuẩn miễn thuế của cư dân giảm

 人参与 | 时间:2025-01-26 02:06:11

lang son tinh trang loi dung tieu chuan mien thue cua cu dan giam

Cư dân biên giới tham gia bốc dỡ hàng hóa. Ảnh: Q.H

Tuy tại các đường mòn,ạngSơnTìnhtrạnglợidụngtiêuchuẩnmiễnthuếcủacưdângiảxem tỷ số bóng đá lưu lối mở tình trạng vận chuyển trái phép hàng hóa vẫn còn diễn ra, nhưng không ngang nhiên, lộ liễu như trước kia.

Bắt chuyến xe khách sớm nhất từ Hà Nội, chúng tôi kịp có mặt tại thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) khi trời đã chuyển dần về trưa. Chúng tôi lên một chiếc xe “cóc” (một loại phương tiện chở khách chạy tuyến TP. Lạng Sơn-Tân Thanh mà người dân địa phương thường gọi) để lên cửa khẩu. Vừa đi vào địa phận xã Tân Mỹ (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), chiếc xe bất ngờ bị cả đoàn xe gắn máy chở hàng chạy cắt mặt. Hàng hóa trên mỗi chiếc xe máy được chất cao qua đầu người và che chắn, đóng kín mít.

Chỉ tay về phía dãy núi trước mặt, anh H. (người điều khiển chiếc xe chúng tôi đang đi) cho chúng tôi biết đó là đường biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc. Nằm cách đường lớn chừng vài ki lô mét là thác Ném, cũng là nơi tiếp giáp gần nhất giữa biên giới hai nước. “Ở đây chủ yếu là hàng ở Trung Quốc đưa về. Phần nhiều là vải, quần áo, thậm chí là linh kiện điện tử, máy móc.

Hàng tập kết ở bên kia biên giới, sau đó được các chủ hàng thuê cửu vạn mang, vác đưa về Việt Nam. Hành nghề cửu vạn phần lớn là các cư dân biên giới, số ít còn lại là dân ngoại tỉnh. Dạo này hàng hóa cư dân biên giới không đi qua cửa khẩu nhiều như trước, mà chuyển hướng cõng hàng đường mòn, lối tắt. Dân đi vác hàng, có việc liên tục thì thu nhập cũng khá hơn là làm ruộng”, anh H. chia sẻ.

Xe chúng tôi đến cửa khẩu Tân Thanh, vào ngày này các trung tâm thương mại nơi đây khá vắng vẻ. Nhộn nhịp hơn vẫn là tại khu vực cửa khẩu, nơi có những phương tiện chở hàng nối dài làm thủ tục. Bên phía cửa nhập lác đác một vài cư dân biên giới mang, vác, gánh hàng từ bên kia cửa khẩu đi về. Thỉnh thoảng chúng tôi lại bắt gặp một nhóm “cửu vạn” sang bên kia biên giới để làm thuê.

Lân la hỏi chuyện một chị đang đặt gánh hàng xuống ven đường nghỉ ngơi, chị vui vẻ cho biết: Thời gian gần đây cư dân dùng sổ thông hành đi sang Trung Quốc lấy hàng ít dần, chủ yếu là đi theo đường mòn, lối tắt. Đi sâu vào bản Nà Han, xã Tân Thanh dân đi cõng hàng thuê nhiều lắm, nhất là vào khoảng thời gian từ chập choạng tối đến sáng. Chủ hàng đi nhận hàng bên kia Trung Quốc, sau đó thuê người vác qua đồi về Việt Nam. Mỗi chuyến hàng trót lọt từ đỉnh đồi xuống chân đồi, chủ hàng sẽ trả 2.5000 đồng/kg tiền công.

Theo lời kể của người phụ nữ trên, chúng tôi liền hỏi đường về bản Nà Han. Thấy có người hỏi đường vào bản, có rất nhiều ánh mắt người dân xung quanh đổ dồn vào chúng tôi. Đi qua khu vực trụ sở bưu điện một đoạn, chúng tôi quyết định rẽ phải, tìm đường dẫn về bản Nà Han.

Vừa đi đến đầu đường, thoạt nhìn có một đám thanh niên bám theo. Để đánh lạc hướng chúng tôi đành ghé vào một quán nước nằm đối diện với trụ sở của một chí nhánh ngân hàng. Vừa ngồi chưa ấm chỗ, theo quan sát của chúng tôi, tuyến đường trải nhựa rộng, vắng vẻ bỗng nhiên nhộn nhịp bởi những chiếc xe gắn máy mang biển kiểm soát các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang…, rồi Lạng Sơn chất hàng cao hơn đầu người, chạy từ phía cánh gà len lỏi vào trong các trong tâm thương mại, chợ, về các điểm tập kết…

Ông lão bán nước, quê gốc Bắc Ninh, thấy chúng tôi ngỡ ngàng liền lí giải: “Trước kia người dân trong xã này chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, trồng ngô, lúc rảnh rỗi thì đi vác hàng thuê, đưa người vượt biên… Tuy nhiên do thu nhập từ nghề nông không ổn định, nên giờ đi vác hàng thuê là chính. Tuyến đường này, hàng chục năm nay đã trở thành nơi trung chuyển hàng hóa từ đường mòn, lối tắt biên giới về trung tâm thương mại, chợ tập kết rồi đưa về xuôi tiêu thụ. Bây giờ tình trạng đó vẫn còn nhưng đỡ hơn nhiều, một mặt là do người dân mất lòng tin đối với hàng Trung Quốc, mặt khác do Hải quan và Biên phòng làm chặt hơn”.

Lí giải nguyên nhân hàng hóa tiêu chuẩn miễn thuế theo Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg trên các địa bàn giảm hẳn so với trước kia, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam (Cục Hải quan Lạng Sơn) cho biết: Trước kia, Quyết định 254 cho phép cư dân biên giới được sang trao đổi, mua bán hàng hóa có trị giá đến 2 triệu đồng/người/ngày, nhưng chưa có qui định rõ loại hàng nào cư dân được phép mang về, loại nào không nên việc kiểm soát của các lực lượng chức năng vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên kể từ khi Bộ Công Thương có Quyết định số 4851/QĐ-BCT ban hành danh mục hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc được NK vào Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới, việc kiểm soát của các lực lượng chức năng đã dễ dàng hơn. Đến nay, có thể thấy tình trạng lợi dụng chính sách này để thu gom hàng lậu đã giảm hẳn. Bên cạnh đó, qua công tác tuyên truyền vận động, đa số cư dân biên giới hiểu rõ bản chất của chính sách là bà con có thể sử dụng nông sản do mình sản xuất ra dùng để mua bán, trao đổi những mặt hàng thiết yếu có trị giá tương đương, phục vụ sinh hoạt hằng ngày.

Bên cạnh đó, việc mở rộng, phát triển Khu kinh tế cửa khẩu, thu hút hoạt động XNK, cũng là điều kiện để cư dân biên giới có thêm việc làm, thêm thu nhập không tham gia, tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu. Đơn cử tính riêng như thôn Cốc Nam, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng có gần 100 hộ dân mà chỉ có trên 4,5 ha đất canh tác dù có chăm đến mấy vẫn thiếu đói. Sau khi nghe cán bộ Hải quan cùng chính quyền địa phương tới vận động, hiện tại từng hộ dân trong thôn Cốc Nam đều được giới thiệu tham gia công việc bốc dỡ hàng hoá tại các Hợp tác xã Tân Tiên, Thống Nhất. Nhờ đó chẳng những bà con có việc làm, tăng thu nhập, mà hàng hóa tại cửa khẩu được giải phóng nhanh chóng.

Bên cạnh những biện pháp tình thế mà các Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam đã thực hiện, lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn cũng kiến nghị, các bộ, ngành liên quan cần sớm ban hành quy định mới về quản lý hóa đơn, chứng từ hàng hóa lưu thông trên đường (Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa NK lưu thông trên thị trường) để ngăn chặn hiện tượng hợp thức hóa đối với hàng hóa lợi dụng chế độ ưu đãi đối với cư dân biên giới.

顶: 8926踩: 6