游客发表
发帖时间:2025-01-11 06:00:18
“Trách nhiệm của Việt Nam trong các năm tiếp theo là hạn chế tiêu thụ các hóa chất có hại để bảo vệ tầng ozone - tấm lá chắn bảo vệ sự sống trên trái đất”,ệtNamhạnchếdầnccchấtphhủytầturku vs nội dung trên được nhấn mạnh tại lễ kỷ niệm 25 năm Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone (1987 - 2012) và Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone (16/9) do Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ TN-MT) tổ chức ngày 15/9 tại TP. HCM.
Theo ông Nguyễn Khắc Hiếu, Cục phó Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, từ ngày 1/1/2010, toàn bộ các chất làm suy giảm tầng ozone như CFC, HCFC, HFC (hóa chất được sử dụng trong cơ chế làm lạnh) đã được loại trừ hoàn toàn trên thế giới, ngoại trừ một lượng nhỏ sử dụng trong nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc men. Có thể thấy, nếu không đóng cửa các nhà máy sản xuất các chất này (theo Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal), thế giới có thể đối mặt với sự tăng thêm 20 triệu ca ung thư da và 130 triệu ca đục thủy tinh thể, chưa kể đến tác hại do tia cực tím gây ra với hệ miễn dịch của con người, tác hại đa dạng sinh học và sản xuất nông nghiệp.
Việt Nam tham gia Nghị định thư Montreal tháng 1/1994 và đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC; 3,8 tấn halon - lượng tiêu thụ hàng năm ở nước ta. Trách nhiệm của Việt Nam trong các năm tiếp theo, không tiêu thụ các chất HCFC, quá trình này có thể kéo dài đến năm 2030. Tuy nhiên, theo ông Hiếu, nếu nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về tài chính và công nghệ từ các tổ chức quốc tế Việt Nam có thể hoàn thành loại trừ các chất HCFC vào năm 2025 (đối với các lĩnh vực sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, chúng ta vẫn được phép sử dụng HCFC đến năm 2040).
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, nhân loại cần ít nhất 40 năm để phục hồi tầng ozone về mức độ của thời điểm trước năm 1980 vì quá trình này tại Nam cực sẽ diễn ra rất lâu. Vào năm 2000, lượng khí thải làm suy giảm ozone trong tầng bình lưu tại Nam cực đã lên mức tối đa nhưng hiện đang giảm với tỷ lệ khoảng 1%/năm.
Theo SGGPO
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接