当前位置:首页 > Cúp C1

【lamia – paok】Thị trường tài chính giảm bớt phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng

no

Đây là đánh giá của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGSTCQG) về tổng quan thị trường tài chính Việt Nam năm 2017.

Khả năng sinh lời của hệ thống tài chính được cải thiện

Theịtrườngtàichínhgiảmbớtphụthuộcvàohệthốngngânhàlamia – paoko đánh giá này, cuối năm 2017, tổng tài sản của các định chế tài chính ở Việt Nam ước khoảng 200% GDP, tăng 17,3% so với cuối năm 2016. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực, quy mô của hệ thống tài chính Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Tỷ trọng tài sản của các TCTD là 95,9% (cuối năm 2016 là 96,2%), các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm là 3%, các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ là 1,1%.

Khả năng sinh lời của hệ thống tài chính năm 2017 được cải thiện. tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân đạt 0,73% so với năm 2016 là 0,62%. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân đạt 10,1% so với năm 2016 là 7,79%. Mức đủ vốn bình quân của hệ thống tài chính theo báo cáo cao hơn mức quy định tối thiểu. Tuy nhiên, trong hệ thống vẫn còn một số định chế tài chính quy mô nhỏ có mức đủ vốn thấp hơn mức quy định.

Năm qua, nhìn chung hệ thống tài chính đảm bảo tốt khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Cuối năm 2017, cung ứng vốn cho nền kinh tế từ hệ thống tài chính ước khoảng 198% GDP, tăng 28,6% so với cuối năm 2016. Trong đó, vốn từ hệ thống TCTD tăng 18,1%, vốn từ thị trường vốn tăng 66,4% so với cuối năm 2016.

Đồng thời, cơ cấu thị trường tài chính có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống TCTD, tăng cường vai trò của thị trường vốn trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế từ thị trường vốn tăng từ 21,6% năm 2012 lên 35,4% năm 2017, trong khi tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế của hệ thống TCTD giảm từ 78,4% xuống 64,6% trong cùng giai đoạn. Trong giai đoạn 2012 – 2017, cung ứng vốn từ thị trường vốn tăng bình quân khoảng 33,4%/năm, gấp đôi so với tăng trưởng cung ứng vốn từ hệ thống TCTD (16,6%/năm).

Dự báo, cung ứng vốn của hệ thống tài chính cho nền kinh tế cuối năm 2018 tăng trưởng 19,3% so với cuối năm 2017, trong đó cung ứng vốn từ thị trường vốn tăng 22,5% và cung ứng vốn từ hệ thống TCTD tăng 17,5%.

Trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng, điểm tích cực là tín dụng đã tập trung nhiều hơn vào sản xuất kinh doanh. Tín dụng theo ngành nghề tập trung cao vào ngành công nghiệp, thương mại và hoạt động dịch vụ khác tăng 21,8% so với năm 2016, chiếm 78,4% tổng tín dụng (năm 2016 chiếm 77,8%). Tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp tăng khoảng 18,7%, chiếm khoảng 8,11% tổng tín dụng, góp phần vào tăng trưởng của ngành Nông nghiệp từ 1,36% năm 2016 lên trên 3% năm 2017.

Tín dụng tiêu dùng tăng mạnh, đặc biệt là cho vay nhà ở

Một điểm đáng chú ý của năm 2017 là tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh. Tín dụng tiêu dùng ước tăng 65% (năm 2016 tăng 50,2%), trong đó cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở chiếm 53,8% (năm 2016 chiếm khoảng 50%). Nguyên nhân chủ yếu do dân số trẻ và dân số thành thị tăng cao khiến gia tăng nhu cầu về nhà ở và người dân chuyển dân từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán qua ngân hàng, và có xu hướng sẵn sàng vay nợ cho các nhu cầu của đời sống.

Về xử lý nợ xấu, hệ thống TCTD đã tích cực tự xử lý nợ xấu trong năm 2017. Các TCTD hạn chế chuyển nợ sang VAMC và tự xử lý nợ xấu qua nhiều hình thức như bán nợ, phát mãi tài sản đảm bảo, sử dụng dự phòng rủi ro và các hình thức khác. Năm 2017, hệ thống TCTD đã xử lý khoảng 70.000 tỷ đồng nợ xấu, tăng 40% so với năm 2016.

Cùng với đó, Nghị quyết 42 năm 2017 của Quốc hội và Quyết định số 1058/QĐ-TTg đã đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu kể từ quý 4/2017. Theo đó, Nghị quyết 42 đã cơ bản tháo gỡ được các vướng mắc về pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo, như: Trao quyền thu giữ tài sản đảm bảo cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo tại toà án; tạo cơ chế xử lý tài chính đối với các TCTD khi bán nợ xấu.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số VNIndex tăng mạnh, nằm trong 5 thị trường chứng khoán tăng trưởng hàng đầu thế giới và tăng trưởng cao nhất trong các chỉ số chứng khoán chủ chốt của khu vực. Theo UBGSTCQG, thị trường cổ phiếu tăng trưởng do những cải cách quyết liệt của Chính phủ, việc thoái vốn Nhà nước và niêm yết các cổ phiếu vốn hoá lớn có nhiều chuyển biến tích cực và tác động tâm lý từ Hội nghị cấp cao APEC. Điều này giúp thị trường chứng khoán thu hút được một lượng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài. Tổng giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đạt khoảng 1,85 tỷ USD, ước tăng 6,5 lần so với năm 2016./.

D.A

分享到: