VHO - Với 130 hình ảnh,ởcửathamquanBảotàngThổsảnởHộkèo nhà cái 888.com tư liệu, thư tịch, bản đồ cổ; 178 hiện vật có giá trị cao về lịch sử văn hóa liên quan được trưng bày, kết hợp cùng một số mô hình, sa bàn, tiêu bản đa dạng về hình dáng, chất liệu, giải pháp… tại Bảo tàng Thổ sản ở Hội An đã mở ra cho du khách một điểm tham quan mới.
Ngày 3.12, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (Trung tâm) chính thức khai trương, mở cửa Bảo tàng Thổ sản phục vụ khách tham quan tại ngôi nhà cổ số 57 Trần Phú, Hội An. Không gian trưng bày bảo tàng được bố trí thể hiện bốn chủ đề chính, gồm: Tổng quan về thổ sản Hội An, Quảng Nam; Hội An - Điểm trung chuyển hương liệu, thổ sản xứ Quảng; Giới thiệu về một số loại thổ sản đặc hữu, tiêu biểu của Hội An, Quảng Nam như yến sào, lá Lao, hồ tiêu, cau, quế, chè, trầm,… và Thổ sản Hội An, Quảng Nam - Nối tiếp và phát triển.
Việc thiết lập Bảo tàng Thổ sản Hội An là một hướng đi sáng tạo nhằm trưng bày, giới thiệu, quảng bá, xây dựng các mặt hàng hương liệu, thổ sản Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, tạo thêm một điểm tham quan mới đặc sắc, hấp dẫn trong khu phố cổ, giúp cho du khách tham quan tìm hiểu, trải nghiệm về các loại hương liệu thổ sản phong phú của xứ Quảng, cũng như có được những thông tin về một phần lịch sử của hoạt động giao thương, buôn bán sôi động ở xứ Quảng qua thương cảng Hội An từ quá khứ đến hiện nay. Đây cũng là nơi trưng bày gắn với hoạt động trải nghiệm, quảng bá các dược liệu, hương liệu tạo nên thương hiệu của nghề y truyền thống nơi thương cảng Hội An xưa. Từ đó làm rõ thêm lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống của “con đường hương liệu, dược liệu, thổ sản Hội An, Quảng Nam”, khẳng định sâu sắc hơn vai trò của Hội An trong hoạt động giao thương mậu dịch, là điểm kết nối, lan toả, thu hút, phân phối nguồn hương liệu, thổ sản, thuốc chữa bệnh thời kỳ thương cảng Hội An phồn thịnh.
Qua đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản quý từ thiên nhiên - văn hóa - con người Hội An và Quảng Nam, định hướng này cũng phù hợp với xu hướng, tôn chỉ, mục đích của hệ thống các bảo tàng theo quan điểm của quốc tế hiện nay. Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm cho biết, để có được kết quả trên, bên cạnh việc thu thập, nghiên cứu tư liệu lưu trữ, đơn vị đã thực hiện ba đợt điều tra thực địa để sưu tầm tư liệu, hiện vật tại các huyện ở Quảng Nam như Nam Trà My, Tiên Phước, Nông Sơn, Hiệp Đức, Núi Thành và rất nhiều đợt trong nội thành Hội An với tổng cộng hơn 250 tư liệu, hình ảnh và hơn 150 hiện vật được sưu tầm; Tổ chức hai cuộc tham vấn chuyên gia tại địa phương và một cuộc Hội thảo khoa học với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu,…;
Theo các nhà nghiên cứu, giao thương dược liệu, thổ sản tại Hội An đã sầm uất từ dưới thời Vương quốc Chămpa (khoảng thế kỷ II đến thế kỷ XIV), bởi người Chămpa xưa ở xứ Quảng vốn đã xây dựng được một cơ cấu kinh tế tổng hợp từ sớm bao gồm các nghề trồng lúa, dâu tằm, bông vải, nhuộm, nghề rừng - khai thác lâm thổ sản, nghề thủ công, khai khoáng… Và quan trọng nhất là sớm thúc đẩy được nghề buôn qua đường biển, đường sông. Đến tận cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Hội An vẫn là đầu mối tập kết, phân phối hương liệu, thổ sản của xứ Quảng. Hương liệu, thổ sản từ trên nguồn, xuống biển còn tác động lớn đến sự hình thành, phát triển của hệ sinh thái địa phương. Là một điểm đến nổi tiếng thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, hiện tại Hội An vẫn duy trì và phát triển tương đối tốt hoạt động khai thác, kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng hương liệu, thổ sản, đóng vai trò trung chuyển hương liệu, thổ sản của Quảng Nam ra thế giới.
Mở cửa phục vụ khách đúng dịp kỷ niệm 25 năm ngày Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999 - 2024), Bảo tàng Thổ sản góp thêm một điểm đến mới cho du khách, kết nối với các bảo tàng chuyên đề khác trong phố cổ như Bảo tàng Nghề y truyền thống, Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch, Bảo tàng Văn hóa Dân gian để hình thành nên tuyến tham quan hệ thống bảo tàng chuyên đề ở Hội An.
Nhằm giới thiệu hành trình tiếp nối và phát triển của các loại thổ sản đặc trưng tiêu biểu ở Quảng Nam, một phần không gian bảo tàng được sử dụng để trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP về hương liệu, thổ sản và không gian trải nghiệm dành cho du khách. Phần trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm OCOP này tập trung vào các sản phẩm được khai thác, chế biến từ một số hương liệu, thổ sản Quảng Nam tiêu biểu trong lịch sử như hồ tiêu, quế, chè, trầm,… và một số thổ sản đặc trưng của Hội An. Các sản phẩm này đều có chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành. Đồng thời bố trí không gian tương tác, trải nghiệm và các dịch vụ phù hợp để du khách tham gia tìm hiểu thêm về hương liệu, thổ sản Hội An, Quảng Nam.
Xây dựng, thành lập các bảo tàng chuyên đề, huy động sự tham gia của các nguồn lực xã hội vào hoạt động này để tạo thêm điểm tham quan có chất lượng cho điểm đến Khu phố cổ Hội An là hướng đi mà thành phố Hội An đang hướng đến thời gian qua.
Bảo tàng Thổ sản Hội An mở cửa sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch, điểm tham quan mới có tính độc đáo, kết nối với các bảo tàng chuyên đề hiện có tạo thành chuỗi điểm tham quan hấp dẫn, góp phần thu hút khách xuống phía đông khu phố cổ, thúc đẩy hoạt động thương mại - dịch vụ ở đây phát triển hơn nữa, giảm áp lực du khách tại các điểm đến phía tây, nhất là ở di tích Chùa Cầu.