【kqbd v league 2】Thực hư thông tin giáo viên phải đóng tiền học bồi dưỡng dạy tích hợp
Cụ thể,ựchưthôngtingiáoviênphảiđóngtiềnhọcbồidưỡngdạytíchhợkqbd v league 2 ngày 21/7, Bộ GD-ĐT ra Quyết định 2454 về Chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Khoa học tự nhiên và Quyết định 2455 về Chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Lịch sử và Địa lý. Theo các quyết định này, thời gian bồi dưỡng là 3 tháng. Chẳng hạn, với chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lý, việc bồi dưỡng có thể được thực hiện theo 1 trong 2 phương án: Phương án 1: Học tập trung, liên tục (có thể học vào kỳ nghỉ hè hoặc mỗi tháng 1 đợt từ 3 đến 4 ngày vào cuối tuần). Phương án 2: Theo hình thức tích lũy tín chỉ. Người học chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng sau khi tích lũy đủ số tín chỉ quy định. 3 tháng để giáo viên Sử dạy Địa lý, giáo viên Địa lý dạy Lịch sử? Nhiều giáo viên cho rằng, thời gian 3 tháng có phần gấp gáp khi chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là năm học mới bắt đầu. Trong khi đó, chương trình phổ thông mới đã được phê duyệt từ năm 2018. Thầy M., giáo viên Lịch sử một trường THCS quận Ba Đình (Hà Nội) cho hay, thầy và nhiều đồng nghiệp không đồng ý với chủ trương tập huấn này. Lý do thầy M. đưa ra là "một người được học và đào tạo bài bản 4 năm trong trường đại học về chuyên môn của môn học khi ra trường dạy còn khó khăn, huống hồ giờ đây hy vọng chỉ bồi dưỡng trong 3 tháng để một giáo viên Lịch sử dạy Địa lý hoặc ngược lại". Còn Hiệu trưởng một trường THCS và cũng là giáo viên dạy Sử ở Nghệ An thì cho rằng: "Xem qua với chừng ấy nội dung bồi dưỡng thì thời gian 3 tháng có lẽ sẽ gấp gáp. Chúng tôi đang rất vất vả cho môn tích hợp sắp tới. Bồi dưỡng kiểu này khó mà mang lại hiệu quả ngay được, tôi nghĩ chỉ là giải pháp tình thế để các cơ sở giáo dục bố trí trong kế hoạch chuyên môn". Đặc biệt, riêng với giáo viên dạy lớp 6 với SGK mới, thì nhiều ý kiến cho rằng quá cập rập khi năm học mới sắp bắt đầu. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, nhiều người còn xôn xao trước thông tin giáo viên phải tự trả kinh phí để theo học và có "chứng chỉ tích hợp", thậm chí có người còn lo bị "tinh giản biên chế' nếu không có chứng chỉ bồi dưỡng này. Nguyên nhân là trong các quyết định của Bộ GD-ĐT, kinh phí của việc bồi dưỡng được xác định từ các nguồn: ngân sách nhà nước dành cho đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của ngành, địa phương; từ nguồn kinh phí của các đơn vị cử người đi bồi dưỡng và do người học tự đóng góp. Trong khi đó, theo Quyết định 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ngày 27/3/2015, thì giáo viên không phải đóng kinh phí khi 'tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới'. Nhà nước đã bố trí 778,8 tỷ đồng từ ngân sách cho thực hiện các nhiệm vụ của Đề án này, trong đó có việc bồi dưỡng giáo viên. Bộ GD-ĐT: Nhiều người nhầm lẫn Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, đây là chương trình bồi dưỡng giáo viên hằng năm. "Có thể gọi là chuẩn chung, giáo viên dạy môn nào sẽ có chuẩn bồi dưỡng của môn đó. Theo quy định của Luật Viên chức, mỗi năm, giáo viên đều có khoảng thời gian nhất định để tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Những mô-đun này cho những người mới bắt đầu. Sau khi học xong các mô-đun này, ở các năm tiếp theo, giáo viên sẽ chỉ phải tham gia đào tạo theo hướng cập nhật những điểm mới mà thôi", ông Đức nói. Riêng với lớp 6 năm nay, Bộ GD-ĐT đã có khóa tập huấn riêng về việc dạy học, thay đổi SGK mới. Sau khi SGK được nghiệm thu, các nhà xuất bản cũng tổ chức tập huấn cho giáo viên. "Có thể các giáo viên khối lớp 6 năm nay sẽ cập nhật chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS này sau. Chứ giờ vừa ban hành làm sao đủ 3 tháng mà chuẩn bị kịp cho năm học mới. Đây chỉ là chương trình bồi dưỡng giáo viên hằng năm, không phải ngay cho số giáo viên dạy lớp 6 năm học này", ông Đức nói. Do đó, theo ông Đức, nhiều người đang hiểu nhầm. "Mọi việc vẫn đang tiến hành theo lộ trình. Khoảng 4 năm nữa, các trường sư phạm sẽ có lứa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên là giáo viên dạy tích hợp liên môn. Còn hiện nay, giáo viên Địa lý sẽ được bồi dưỡng kiến thức Lịch sử để có thể dạy được và ngược lại; ở đâu, chất lượng không đáp ứng được thì buộc phải phân 2 giáo viên của 2 môn học để cùng dạy tích hợp", ông Đức nói. Ông Đức cho hay, các Sở GD-ĐT cũng đã giải thích, hướng dẫn để giáo viên yên tâm, triển khai, bởi môn học nào cũng sẽ có chương trình khung để bồi dưỡng giáo viên. Về kinh phí, ông Đức khẳng định: "Nếu giáo viên được nhà trường cử đi học tập bồi dưỡng thì kinh phí do đơn vị cử đi bồi dưỡng chi trả. Chỉ trong trường hợp, giáo viên tự đi bồi dưỡng theo nguyện vọng cá nhân hoặc những người có bằng đại học ngành khác muốn đi học để dự tuyển làm giáo viên thì mới phải tự chi trả kinh phí". Thùy Linh Đầu tháng 2/2021, Bộ GD-ĐT ra chùm thông tư về bổ nhiệm và xếp hạng khiến giáo giới 'xáo động'. Sau 3 tháng, Bộ Nội vụ lại đang đề xuất bỏ quá nửa số chứng chỉ bắt buộc của ngành giáo dục. Giáo viên, giảng viên trong một buổi tập huấn cho chương trình phổ thông mới. Ba tháng giáo viên 'chao đảo' vì chứng chỉ chức danh
相关推荐
-
Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
-
Phát hiện nhiều mảnh vỡ gốm sứ cổ tại Quảng Ngãi
-
Sức sống mới trên đảo Trần
-
Thị xã Đồng Xoài có 84 đội văn nghệ quần chúng
-
Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
-
Trưng bày một loạt hiện vật mới của huyền thoại Lý Tiểu Long
- 最近发表
-
- National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- Chương trình “Du Xuân hữu nghị năm 2014”
- Gala chào xuân 2015 tại Trung tâm Thể dục
- Nhà có đám
- Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- Mẹ dắt con đi
- Bình Hưng, 'hòn ngọc thô' của Cam Ranh
- Trưng bày 200 tư liệu quý về dấu ấn Điện Biên Phủ
- Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- Nhã nhạc cung đình Việt Nam
- 随机阅读
-
- Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- Cây sanh cổ thụ tại Nghệ An trở thành cây di sản Việt Nam
- Di sản thiên nhiên thế giới
- Miếu Bà Rá
- Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- 2015: Không trưng bày hiện vật tiến cúng chưa thẩm định trong di tích
- Ra đảo Bé Lý Sơn bắt nhum sọ nấu cháo
- Tinh hoa võ Việt
- Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- Câu lạc bộ văn nghệ
- Lung linh mùa xuân trong nắng miền Tây Bắc
- Tưng bừng khai mạc Lễ hội đền Trần Thái Bình 2014
- ‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- Đà Lạt những ngày cuối tháng 4
- Đền thờ Thần hoàng của làng 5B, Lộc Tấn
- Sách “Lịch sử Võ học Việt Nam” đầu tiên viết bằng tiếng Pháp
- Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- Vẻ đẹp hoang sơ của đảo Hòn Sơn
- Nhiều địa điểm kinh doanh vàng đắt hàng ngày Thần Tài
- Nhanh tay gìn giữ văn hóa dân tộc bản địa ở Bù Đăng
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Chùm ảnh: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Quảng Bình
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tưởng niệm cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo
- Hành khách nhập cảnh vào Việt Nam tăng mạnh
- Bí thư Hà Nội: Tránh để 'băm nát' quy hoạch Thủ đô
- Thủ tướng: Cá thể hóa trách nhiệm, chủ động phòng chống dịch Covid
- Nhiều trường giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp
- Các địa phương chủ động kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ 5
- Australia chia sẻ thêm 7,2 triệu liều vắc
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo