发布时间:2025-01-26 00:41:51 来源:Empire777 作者:Thể thao
Nợ công trong giới hạn an toàn
Theợxấuđãgiảmcòsoi kèo sốo Thủ tướng Chính phủ, do chưa lường hết những khó khăn nên nhiều chỉ tiêu đề ra cho 5 năm 2011 - 2015 là khá cao. Từ năm 2011, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, hầu hết các lĩnh vực đều đạt kết quả quan trọng. Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định, lãi suất giảm, khắc phục một bước tình trạng đô la hoá, vàng hoá …
Quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) được tăng cường. Thu từ dầu thô giảm mạnh nhưng thu nội địa tăng nên tổng thu ngân sách năm 2015 vẫn tăng 7,4% và 5 năm gấp khoảng 2 lần so với giai đoạn trước. Chi ngân sách gấp 2,17 lần, tăng chi cho con người, bảo đảm an sinh xã hội. Bội chi bình quân khoảng 5% GDP/năm. Nợ công tập trung cho đầu tư phát triển. Đến hết năm 2015, nợ công khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%, trong giới hạn an toàn theo quy định.
Năm 2015, tăng trưởng GDP ước đạt trên 6,5%, cao nhất trong 5 năm qua, vượt kế hoạch đề ra (6,2%). GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bình quân đầu người 2.228 USD (tính theo sức mua ngang giá là trên 5.600 USD).
Cùng với đó, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực.
Về tái cơ cấu đầu tư công, đã khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, ưu tiên xử lý nợ xây dựng cơ bản. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội chuyển dịch tích cực, đầu tư công giảm từ 35,5% năm 2010 xuống còn khoảng 30% năm 2015, đầu tư của dân cư và doanh nghiệp (DN) trong nước tăng từ 36,1% lên 42%.
Về tái cơ cấu ngân hàng, đã tập trung xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém. Các ngân hàng thương mại chủ động tự xử lý nợ xấu là chủ yếu, phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) tham gia xử lý nợ xấu. Đến tháng 9/2015, nợ xấu còn 2,9% (tháng 9/2012 là 17,43%) và đã giảm 17 tổ chức tín dụng.
Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2014, Chính phủ đã đặt mục tiêu đưa nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm 2015.
Cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của DNNN
Đối với tái cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Chính phủ đã tập trung vào cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. DNNN tập trung hơn vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Đã sắp xếp 465 DNNN, trong đó cổ phần hóa 353 DN. Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán bớt phần vốn tại các DN cổ phần hóa thu về cao hơn giá trị sổ sách, gấp 1,47 lần.
Dự kiến trong năm 2015, cổ phần hóa được 200/289 DN. Đã có 70 DN cổ phần hóa bán cổ phần lần đầu (IPO) ra công chúng với tổng số lượng cổ phần chào bán trên 734 triệu cổ phiếu (trị giá trên 7.340 tỷ đồng). Số cổ phiếu bán được trên 232 triệu cổ phiếu, đạt 36,1% tổng số lượng cổ phần chào bán. Thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán bớt phần vốn tại các DN cổ phần hóa thu về gần 12,8 nghìn tỷ đồng, bằng 1,47 lần giá trị sổ sách, tăng 149% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả hoạt động của các DN sau khi cổ phần hóa được cải thiện đáng kể. Theo báo cáo của 2.400 DN sau một năm cổ phần hóa, vốn điều lệ bình quân tăng 68%, doanh thu tăng 34%, lợi nhuận sau thuế tăng 99,9%, nộp ngân sách tăng 47%, thu nhập bình quân tăng 76,9%. Tổng tài sản của DNNN (theo báo cáo của công ty mẹ) năm 2015 tăng khoảng 36% so với năm 2010, vốn chủ sở hữu tăng 62%, doanh thu tăng 18%, lợi nhuận trước thuế tăng 56%; theo báo cáo hợp nhất tổng tài sản tăng 26%, vốn chủ sở hữu tăng 57%, doanh thu tăng 14%, lợi nhuận trước thuế tăng 16%.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã báo cáo trước Quốc hội về việc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo Thủ tướng, khi kết thúc đàm phán, chúng ta đạt được kết quả theo đúng chủ trương, chỉ đạo và phương án đã được Bộ Chính trị phê duyệt, theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích quốc gia cao nhất, không ký kết Hiệp định bằng mọi giá; các nước tôn trọng thể chế chính trị của nước ta và có đối xử linh hoạt, dành cho Việt Nam lộ trình thực thi phù hợp.
Theo thỏa thuận, các bên tiếp tục hoàn tất các văn bản, thủ tục để có thể cùng ký chính thức Hiệp định vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016. Sau đó, các nước sẽ tiến hành phê chuẩn Hiệp định theo quy định pháp luật của mỗi nước với mục tiêu là đưa Hiệp định có hiệu lực từ giữa năm 2017 hoặc đầu năm 2018. Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét phê chuẩn Hiệp định theo đúng quy định của pháp luật.
Tăng trưởng kinh tế năm 2016 dự kiến đạt 6,7% Năm 2016, Chính phủ báo cáo các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm, năm 2016 đạt 6,7%. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.750 USD, năm 2016 khoảng 2.450 USD. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP trên 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm và năm 2016 bằng khoảng 31% GDP. Bội chi NSNN đến năm 2020 giảm xuống còn 4,8% GDP, năm 2016 là 4,95%. Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%. Năng suất lao động xã hội tăng 4 - 5%/năm. Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm, năm 2016 giảm 1,5%. Tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38 - 40%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2016 tăng dưới 5%. |
H.Y
相关文章
随便看看