当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kqbd ngoai hang anh moi nhat】Lớp học không bảng đen, phấn trắng

【kqbd ngoai hang anh moi nhat】Lớp học không bảng đen, phấn trắng

2025-01-10 20:47:07 [Thể thao] 来源:Empire777

Thông qua giáo dục hòa nhập,ớphọckhôngbảngđenphấntrắkqbd ngoai hang anh moi nhat trẻ em khuyết tật được tiếp nhận phương pháp, môi trường giáo dục, tạo cơ hội phát triển năng lực bản thân

Niềm vui

Có cơ hội được “dự giờ” tại lớp học tiền hòa nhập cho trẻ khiếm thị tại Trung tâm Giáo dục - Hướng nghiệp Trẻ em mù tỉnh, nghe các em đọc bài, làm phép tính mới thấy các em học bằng niềm đam mê và yêu đời đến lạ. Dù lớp học không bảng đen, phấn trắng, những đôi tay liên tục lần tìm con chữ trên cuốn sách được in bằng chữ braile nhưng nụ cười luôn nở trên môi. Em Thiên Bảo, 10 tuổi, học sinh lớp 2 tại trung tâm, vui vẻ: “Lúc còn ở nhà, ba mẹ đi làm suốt ngày, em chẳng có ai chơi, cứ quanh quẩn với bốn bức tường. Từ khi lên trung tâm, em được học chữ, biết đọc và làm các phép toán. Em muốn hoàn thành tốt chương trình học, để lên lớp 4 được tiếp tục học giáo dục hòa nhập”.

Trẻ mất đi thị giác sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi lại và tiếp nhận thông tin, dẫn đến chậm phát triển trí tuệ và kém linh hoạt. Các em thường ít nói, ngại tiếp xúc với người xung quanh. Khi đến Trung tâm Giáo dục - Hướng nghiệp trẻ em mù, giáo viên sẽ hướng dẫn các em làm tất cả mọi việc như trẻ bình thường như ăn uống, tự chăm sóc bản thân, đi lại mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Các em học từ lớp 1 đến lớp 3 tại trung tâm, sau đó bắt đầu học giáo dục hòa nhập ở các trường từ lớp 4 trở lên.

Cô giáo Tuyết Quỳnh, giáo viên lớp tiền hòa nhập cho trẻ khiếm thị tại trung tâm, chia sẻ: “Dạy cho các em là một hành trình đầy gian nan, cần sự tâm huyết và kiên nhẫn. Trẻ khiếm thị hoàn toàn làm chủ cuộc sống của mình với điều kiện các em phải được can thiệp sớm đúng thời điểm và được tham gia học tập để phát triển bản thân”.

Bình đẳng

Trẻ khiếm thị có cơ hội tiếp xúc bình đẳng với nền giáo dục mà các trẻ em bình thường nhận được khi tham gia giáo dục hòa nhập tại các trường trên địa bàn thành phố, như Trường tiểu học Trường An, THCS Hùng Vương, THPT Hai Bà Trưng và các trường từ trung cấp đến đại học. Việc giáo dục trẻ khiếm thị đòi hỏi giáo viên phải tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, giúp trẻ sử dụng tối đa các chức năng còn lại để kích thích việc học tập, giúp trẻ phát triển tư duy và khả năng sáng tạo như những trẻ bình thường khác.

Cô giáo Bạch Yến, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Trường An, từng có nhiều năm giảng dạy trực tiếp cho trẻ em khiếm thị học tập tại trường, cho biết: “Tham gia giáo dục hòa nhập, các em có môi trường học tập, phát triển bình đẳng. Chúng tôi đánh giá theo sự tiến bộ của từng em và điều chỉnh hợp lý để phù hợp với khả năng của các em”. Cô Yến chia sẻ thêm, rất nhiều học sinh khiếm thị cô từng giảng dạy đã thành công trong cuộc sống.

Thông qua giáo dục hòa nhập, trẻ em khuyết tật không chỉ được tiếp nhận phương pháp, môi trường giáo dục, tạo cơ hội phát triển năng lực bản thân, giảm bớt thiệt thòi. Ngược lại, chính các em cũng góp phần tác động, làm thay đổi môi trường giáo dục xã hội theo hướng tích cực, góp phần tạo một không khí trong nhà trường thông qua sự giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng, giữa trẻ khuyết tật với trẻ bình thường, giữa thầy và trò. Em Hoài Anh, học sinh khiếm thị lớp 5, Trường tiểu học Trường An, bày tỏ: “Được học là một niềm vui lớn. Em tìm thấy ước mơ của mình khi ngồi trên ghế nhà trường. Em muốn sau này sẽ trở thành một nhạc công, đánh đàn organ, dùng những phím đàn để tấu nên những bản nhạc vui cho đời”.

Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, cho biết: “Trung tâm Giáo dục - Hướng nghiệp Trẻ em mù đang nuôi dưỡng 32 em khiếm thị, các em đều được học hòa nhập. Trước đó, có nhiều em đã đỗ đại học, trong đó, có em là thủ khoa, tốt nghiệp bằng giỏi ở các ngành học. Ngoài ra, các em học nghề, có việc làm ổn định và lập gia đình như những người bình thường khác. Các em có cơ hội học tập các kỹ năng và sự hiểu biết để hòa nhập trong xã hội”.

Bài, ảnh: Phước Ly

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读