【nhận định udinese】Lại nóng chuyện Triều Tiên thử tên lửa
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vừa tuyên bố nước này đã thử thành công tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm trung Pukguksong-2. Vụ thử tên lửa này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiếp đón Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Mỹ và vài ngày trước sinh nhật bố nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un - cố Chủ tịch Kim Jong-il.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang xem xét một đầu đạn tên lửa được cho là có khả năng mang hạt nhân. Ảnh: REUTERS
Tên lửa trên đã được phóng từ căn cứ không quân Banghyon thuộc tỉnh Bắc Pyongan của Triều Tiên,ạinngchuyệnTriềuTinthửtnlửnhận định udinese sau đó bay về phía Đông hướng ra Biển Nhật Bản.
Phản ứng về sự vụ trên, ngày 13-2, nhiều quan chức quân sự Hàn Quốc tiết lộ nước này đang xem xét phóng thử một tên lửa đạn đạo, sau khi Triều Tiên đã phóng một tên lửa tầm trung ngày 12-2. Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói rằng đang xem xét các biện pháp để làm dịu các mối lo ngại an ninh và chứng tỏ quyết tâm trả đũa bất kỳ hành động gây hấn nào.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã chỉ trích việc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo, khi khẳng định đây là bước đi “khiêu khích và không thể chấp nhận được”, đồng thời là một sự vi phạm nữa đối với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Bên cạnh việc yêu cầu Triều Tiên quay trở lại tham gia các cuộc đàm phán với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là cuộc đàm phán 6 bên, Người phát ngôn Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS) - cơ quan ngoại giao của châu Âu cho biết, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini sẽ tiến hành thảo luận kỹ hơn với những người đồng cấp về sự đáp trả của quốc tế.
Pháp cũng lên án vụ việc - vụ phóng tên lửa lần đầu tiên mà Bình Nhưỡng tiến hành kể từ khi ông Donald Trump được chọn làm Tổng thống Mỹ. Pháp tái khẳng định sự đoàn kết với các đối tác ở châu Á - Thái Bình Dương, những nước mà an ninh bị đe dọa bởi chương trình hạt nhân và đạn đạo của Triều Tiên.
Trong khi đó, Cố vấn Nhà Trắng Stephen Miller khẳng định Mỹ cam kết đảm bảo an ninh cho các đồng minh của nước này tại khu vực Thái Bình Dương và sẽ ủng hộ các đồng minh chống lại bất cứ hành động thù địch nào của Triều Tiên.
Riêng Nga thì phản đối những đáp trả đơn phương của một số quốc gia với vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosachev khẳng định những sự đáp trả đơn phương của một số quốc gia đối với vụ thử tên lửa của Triều Tiên sẽ càng làm gia tăng căng thẳng. Ông Kosachev cho rằng, các hành động đơn phương do Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản tiến hành sẽ càng làm gia tăng căng thẳng vốn đã ở mức cao. Bên cạnh đó, bất cứ sự đáp trả nào của cộng đồng quốc tế đối với vụ thử tên lửa của Triều Tiên cũng nên được tiến hành trong khuôn khổ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hoặc cuộc đàm phán 6 bên (gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ).
Kể từ khi tiến hành cuộc đàm phán 6 bên thất bại vào năm 2009, Triều Tiên đã tuyên bố tiến hành 4 cuộc thử nghiệm tên lửa hạt nhân thành công, tăng cường hơn nữa ảnh hưởng của mình trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai. Nhiều ý kiến cũng cho rằng lần này Tokyo và Washington là khán giả chính của màn trình diễn, bởi Bình Nhưỡng trong vài tháng qua đã hạn chế khiêu khích Hàn Quốc sau khi tổng thống nước này bị luận tội. Giáo sư Carl Schuster tại Đại học Thái Bình Dương Hawaii và từng là giám đốc chiến dịch của Trung tâm Tình báo thuộc Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (Mỹ) nhận định lại cho rằng: “Vụ phóng này có ý nghĩa về mặt chính trị nhiều hơn về mặt hành động (mặt quân sự). Đây là vụ phóng đầu tiên kể từ khi ông Trump lên nhậm chức, diễn ra chỉ 10 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cam kết rằng Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đáp trả mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên”.
Tuy nhiên, theo ông Bruce Bennett, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Tổng Công ty Rand, nói với CNN rằng mặc dù Triều Tiên đã có sự tiến bộ rõ ràng về đầu đạn hạt nhân, nhưng nước này lại chưa có công nghệ tên lửa và tên lửa đủ tốt để có thể khởi động chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa như nước này nói.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
相关文章:
- Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- Danh tướng nào có màn cướp dâu chấn động sử Việt?
- Tuyển sinh 2024: Hơn 122.000 thí sinh từ chối vào đại học
- Vị vua nào đánh tan giặc Minh, lập nên triều đại lớn mạnh nhất sử Việt?
- Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- Nữ sinh lớp 7 ở Hải Dương bị bạn đánh hội đồng
- Bốn thủ khoa tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân điểm GPA tuyệt đối 4.0
- Bài toán đồng xu khiến thiên tài cũng phải bó tay
- Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- Vụ 250 thí sinh từ đỗ thành trượt lớp 10: Thái Bình sẽ xử lý thế nào?
相关推荐:
- Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- Tuyển sinh 2024: Hơn 122.000 thí sinh từ chối vào đại học
- Vị vua nào trong sử Việt vay nợ khắp nơi, biệt danh Chúa Chổm?
- Tân sinh viên nhập học cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- Chung kết Robotacon WRO: Giải thưởng lớn nhất là kiến thức, trải nghiệm sáng tạo
- Người có IQ thiên tài mới giải được câu đố này
- Sức hút của du học nghề tại CHLB Đức
- 7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- Phân biệt Tiếng Việt 'xác suất' hay 'xác xuất'?
- Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
- Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
- Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định