您现在的位置是:Thể thao >>正文

【vô địch nhật】Giảm nghèo không khó

Thể thao88555人已围观

简介(CMO) Về xã Tân Hưng (huyện Cái Nước) những ngày đầu tháng 5, không khí đón đợi ngày hội lớn đã rộn ...

Báo Cà Mau(CMO) Về xã Tân Hưng (huyện Cái Nước) những ngày đầu tháng 5, không khí đón đợi ngày hội lớn đã rộn ràng. “Năm nay, ấp đã xoá trắng hộ nghèo nên người dân rất háo hức hướng về ngày hội non sông”, Phó bí thư Chi bộ ấp Bào Vũng, xã Tân Hưng Nguyễn Tuấn Kiệt phấn khởi.

Bào Vũng, Phong Lưu và Cái Giếng là 3 ấp đã xoá trắng hộ nghèo trong năm 2020 - năm mà xã Tân Hưng được đầu tư nguồn vốn ưu đãi, giúp hộ nghèo, cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn vay để sản xuất và cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống với tổng số tiền hơn 29 tỷ đồng. Là một trong những xã có nguồn vốn đầu tư cao nhất nhưng tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất trong toàn huyện, theo đó, Tân Hưng đã giảm được 17 hộ nghèo, 26 hộ cận nghèo.

Ðồng bộ các giải pháp

Theo Phó chủ tịch UBND xã Tân Hưng Ngô Tấn Cuộc, xã có diện tích rộng nhất và dân số đông nhất huyện. Ðời sống người dân chủ yếu là nuôi thuỷ sản, thời gian nhàn rỗi nhiều và tâm lý thường cầu toàn nên chất lượng cuộc sống không cao. Vì vậy, những năm qua, xã đã thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân có điều kiện và cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Hàng năm, tuy chỉ tiêu đặt ra là tổ chức 1 lớp dạy nghề, nhưng xã luôn tranh thủ phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện tổ chức ít nhất 3 lớp dạy nghề cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ chính sách. Ðồng thời, định hướng việc làm và tạo điều kiện cho người dân đi lao động trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, con em hộ nghèo được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để được đến trường; địa phương vận động xã hội cất nhà tình nghĩa, nhà vì người nghèo, mua bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo… Ngoài ra, xã còn tạo mối quan hệ với nhiều phòng khám trong tỉnh để hỗ trợ khám, chữa bệnh miễn phí cho hộ nghèo, cận nghèo ở địa phương…

Trong năm 2020, Tân Hưng đã bàn giao và đưa vào sử dụng 7 căn nhà cho người có công với cách mạng, triển khai xây dựng 36 căn nhà vì người nghèo, vận động xã hội hoá xây dựng 15 căn nhà tình thương, vận động Nhân dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 103%.

Bớt nỗi lo chi phí học hành cho con em, lại được giúp đỡ “an cư” và chăm sóc sức khoẻ…, người dân chú tâm “lạc nghiệp” và tích cực hưởng ứng các cuộc vận động của địa phương. Năm qua, Tân Hưng thu ngân sách Nhà nước và thực hiện thu, chi ngân sách theo chỉ tiêu huyện giao đạt 100%.

Hộ ông Dương Văn Nam, ở ấp Bào Vũng thoát nghèo trong năm 2020. Ông Nam bộc bạch: “Trước đây, gia đình tôi hết sức khó khăn, ở đậu đất bên vợ, chật vật với miếng cơm manh áo và bệnh tật. Nhờ sự quan tâm, động viên của chính quyền địa phương, gia đình tôi được hưởng các chính sách của hộ nghèo, vợ tôi được dạy nghề may và may đồ cho người dân trong xóm. Tích góp tiền bạc và được em vợ bán cho phần đất 4 công (trả dần). Tôi được xét cho vay tiền ngân hàng để chăn nuôi gia cầm, gia súc, nuôi tôm quảng canh; nghề may của vợ tôi ngày càng ổn định… Từ đó, gia đình tôi đã thoát nghèo”.

Quan tâm giảm nghèo bền vững

“Nhìn chung, ý thức vươn lên của người dân ngày càng nâng cao. Trước đây, gia đình chỉ có vài công đất nhưng đông người, thừa thải lao động mà cuộc sống thì khó khăn. Nay chỉ người lớn tuổi ở nhà trông đất, làm vuông, còn lại đi lao động, từ nhiều nguồn thu nhập nên giảm được nghèo. Các mô hình kinh tế đang phát triển rất tốt”, Phó chủ tịch UBND xã Tân Hưng Ngô Tấn Cuộc cho biết.

Cơ sở làm chả cá phi Thanh Tâm ở ấp Tân Bửu tuy chưa phải là quy mô, nhưng mỗi ngày giải quyết việc làm cho hơn 12 lao động ở địa phương. Anh Nguyễn Văn Tâm, chủ cơ sở, cho biết, bình quân mỗi ngày cơ sở phải sơ chế khoảng 300 kg cá phi nguyên liệu để cho ra khoảng 120 kg chả cá thành phẩm. Vì vậy, anh thuê phụ nữ trong ấp, mỗi người bình quân được nhận 150.000 đồng/ngày (được bao ăn, uống 2 buổi).

Sơ chế chả cá ở cơ sở Thanh Tâm.

Thấy việc làm của anh Tâm thuận lợi nên không ít hộ (thường là những người giúp việc cho anh) đã mua sắm thiết bị và làm theo, phát triển lan rộng, nên người trong xã gọi là xóm chả cá.

Tương tự, đầu năm 2020, chị Nguyễn Thị Hạnh ở Kinh Cái, ấp Bào Vũng tranh thủ thời gian nhàn rỗi đi nhận vật liệu ở các tiệm bán nông ngư cụ về ráp lú gia công, mỗi miệng lú ráp thành phẩm được trả công khoảng 20.000 đồng, quen tay thì một người có thể ráp được khoảng 5-7 cái lú/ngày. Thấy chị làm, nhiều hộ gần nhà cũng làm theo thành xóm ráp lú.

Ráp lú gia công ở xóm Kênh Cái.

Dù có những khó khăn, hạn chế nhất định, nhưng việc cụ thể hoá những giải pháp chủ yếu tập trung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là tạo động lực để người dân phấn đấu vươn lên, công tác giảm nghèo của xã Tân Hưng đạt kết quả khả quan. Nếu như năm 2016 toàn xã có 293 hộ nghèo, thì đến thời điểm này giảm chỉ còn 53 hộ nghèo. Thế nên, xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, việc tiếp tục kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,19% trong năm 2021 với Tân Hưng không phải là chuyện khó./.

 

Mỹ Pha

 

Tags:

相关文章