"Hậu" chốt NAV,ứngkhoánChưacôngpháđượcngưỡngđiểlich thi dau bong da serie a vốn ngoại sẽ giảm? Liên tục 3 phiên gần đây, nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu giải ngân cực mạnh. Đặc biệt là trong 2 phiên đầu tuần này, kể từ khi quyết định mở room được cụ thể hóa bằng Nghị định 60, cường độ mua càng tăng lên. Hôm qua, nhà đầu tư nước ngoài đổ ra hơn 400 tỷ để mua vào. Hôm nay, riêng HSX đã khoảng 580 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong 3 phiên kể từ khi tin room xuất hiện, khối ngoại đã mua vào tới gần 1.200 tỷ trực tiếp qua khớp lệnh, nghĩa là các giao dịch tác động đến giá thay vì thỏa thuận trước. Hàng chục tỷ đồng hôm nay được tung vào giao dịch tại VIC, HPG, VCB, MSN, BVH, HAG, GAS, SSI, BID, DPM. Cổ phiếu thấp nhất cũng là 19,2 tỷ đồng và cao nhất là 109,2 tỷ đồng. VIC được mua lớn nhất thị trường hôm nay và cổ phiếu này là một trong những mã tác động mạnh nhất lên VN-Index khi tăng 1,87%. Hơn 109,2 tỷ đồng mua vào là con số kỷ lục. Việc khối ngoại mua mạnh liên tục cả tháng nay với VIC cùng với thông tin Công ty quản lý quỹ Warburg Pincus vừa công bố rót thêm 100 triệu USD vào Vincom Retail. Trước đó quỹ này đã rót vào 200 triệu USD. Có lẽ điều này phần nào ảnh hưởng đến giao dịch của VIC và cổ phiếu này đã tăng giá 18,2% trong tháng 6. Nhà đầu tư nước ngoài giải ngân mạnh là điều được nhìn thấy ngay trên bảng điện hàng ngày. Tuy nhiên thời điểm lại khá tế nhị, đúng vào những ngày cuối tháng 6, thời điểm chốt danh mục đầu tư cho quý 2. Do đó có khả năng khối ngoại đang thực hiện làm đẹp sổ sách trong kỳ. Nếu như vậy, việc mua vào liên tục của khối ngoại có thể chỉ là các giao dịch ngắn hạn. Mục đích làm đẹp sổ sách chỉ có hiệu lực trong kỳ báo cáo. Trong trường hợp giả thiết này là đúng, khối ngoại sẽ giảm cường độ mua sau khi kết thúc tháng 6, thậm chí là quay ra bán ròng. Tuy nhiên trường hợp tích cực hơn vẫn có thể xảy ra. Một phần lượng vốn mua dồn dập mấy hôm nay không phải là làm đẹp sổ sách, mà có thể là mua thực. Điều này cần thời gian để kiểm chứng. Nếu dòng vốn ngoại vẫn mua vào tiếp tục sau tháng 6 thì có thể khẳng định, vốn ngoại đang đổ vào thị trường mạnh hơn. Nhà đầu tư nước ngoài đang phấn khích với việc mở room từ tháng 9 tới. Chưa chinh phục được 600 điểm Ngưỡng 600 điểm lần đầu tiên sau 4 tháng lại được thử thách hôm nay. Đây là vùng đỉnh hồi cuối tháng 2 vừa qua. Việc vượt đỉnh 600 điểm là một trong những kỳ vọng lớn nhất của thị trường, vì khi đó, một xu thế tăng trung hạn có thể diễn ra. Mặc dù kể từ đáy tháng 5 đến nay, VN-Index tăng hơn 65 điểm, tương đương trên 12% nhưng vẫn chỉ được coi là phục hồi kỹ thuật. Một xu thế tăng chỉ được định hình, khi chỉ số xác lập một đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, sau khi đã có một đáy mới cao hơn đáy cũ. Vượt đỉnh 600 điểm một cách chắc chắn chính là dấu hiệu của một đỉnh mới cao hơn, giúp VN-Index có được những tiêu chuẩn của một xu thế tăng mới. Do đó đỉnh 600 điểm được coi là ngưỡng rất quan trọng. Hôm nay VN-Index đã tăng cao nhất lên tới 598,98 điểm, một mức chênh lệch không đáng kể so với đỉnh 600 điểm. Tuy nhiên chỉ số đã không thể duy trì được thành quả này, khi đóng cửa lại chỉ còn 593,05 điểm. Nguyên nhân chính là thiếu sự phối hợp giữa các cổ phiếu lớn. Phiên này VN-Index được hỗ trợ chính từ VCB tăng 3,83%, VIC tăng 1,87%, MSN tăng 1,25%, BVH tăng 4,06%, DPM tăng 1,02%, DRC tăng 4,95%, HAG tăng 1,6%. Tuy nhiên số còn lại không tham gia đẩy chỉ số mà ngược lại, gây tác động giảm: GAS giảm 1,59%, CTG giảm 1,03%, BID giảm 0,45%, VNM giảm 0,88%, SSI giảm 2,02%, PVD giảm 1,87%, MBB giảm 2,58%, KDC giảm 1,15%, FPT giảm 0,85%. Thực ra thị trường có rất nhiều cổ phiếu giảm, cứ trung bình 1,4 cổ phiếu giảm giá mới có 1 cổ phiếu tăng giá. HNX-Index thậm chí giảm 0,64% và sàn HNX đa số là giảm giá. Phiên cố gắng đột phá đỉnh 600 điểm hôm nay lại không có được sự đồng thuận từ số đông cổ phiếu trên thị trường. Việc kéo vài mã vốn hóa lớn có thể đỡ cho điểm số xanh, nhưng động lực thì không thể so sánh được với các phiên bùng nổ tăng thực sự.
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
Khánh Nhi |